3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về thi tuyển cạnh tranh các
cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNYT
Thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý là một phƣơng thức còn khá mới ngành Y tế nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Hiện tại, tỉnh mới chỉ tổ chức thi tuyển và rút kinh nghiệm trƣớc hết ở các ĐVSN công lập. Do đó nhận thức của xã hội kể cả trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về phƣơng thức này còn chƣa thật đúng đắn và toàn diện. Điều này đòi hỏi những ngƣời tổ chức thực hiện phải quan tâm hơn nữa đến phƣơng diện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi hình thức này.
Hiện nay, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý của ngành y tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đối với đơn vị y tế tuyến huyện, huyện miền núi, do vậy số lƣợng tham gia dự tuyển không có số dƣ. Thông qua việc tăng cƣờng tuyên truyền công tác thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý, các mục tiêu của thi tuyển sẽ đƣợc phổ biến. Công tác tuyên truyền cần tập trung vào tất cả các đối tƣợng sau:
Thứ nhất, tuyên truyền đến mọi ngƣời dân. Mọi ngƣời dân hiểu và ủng hộ
là đối tƣợng cần quan tâm hàng đầu vì tôn chỉ mà Đảng và Nhà nƣớc ta thực hiện là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, do đó, việc tuyên truyền này có hiệu quả cần thực hiện các hình thức nhƣ: nói chuyện theo chuyên đề trên đài phát thanh, truyền hình, các diễn đàn trao đổi, thảo luận… Việc tuyên truyền sẽ giúp ngƣời dân có cách nhìn thoáng hơn với những ngƣời tham gia thi tuyển, họ sẽ không còn nghĩ rằng “cứ thi là đỗ”, vì thế sẽ thu hút đƣợc nhiều ứng viên tham gia dự tuyển hơn, nâng cao khả năng tìm kiếm nhân tài; đồng thời, giúp ngƣời thực hiện Đề án tuyển chọn nhận đƣợc các thông tin phản hồi hữu ích để hoàn thiện phƣơng thức thi tuyển lãnh đạo.
Thứ hai, tuyên truyền đến những viên chức trong đơn vị: Họ là đối
tƣợng chính cần phải quán triệt mục tiêu và tinh thần tổ chức thi tuyển cạnh tranh cấp lãnh đạo, quản lý đơn vị mình. Họ cần phải hiểu rõ nhất và phải thực sự chấp nhận và ủng hộ Đề án thi tuyển của tỉnh, Kế hoạch của Sở thì việc thực hiện mới có thể khả thi và triển khai thực hiện đƣợc thuận lợi. Do đó, tổ chức các cuộc hội nghị, tọa đàm tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức là sự hỗ trợ to lớn trong sự thành công của Đề án thi tuyển vì họ không chỉ là ngƣời trực tiếp chịu ảnh hƣởng của đề án mà còn là đối tƣợng tham gia chủ yếu và có tiềm năng nhất.
Thứ ba, tuyên truyền cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tổ
chức, thực hiện thi tuyển. Vì đây là những ngƣời trực tiếp quyết định đến sự thành công hay thất bại của Đề án trong việc thu hút nhân tài và đảm bảo công tác thi tuyển diễn ra đƣợc thuận lợi. Do đó, thái độ và cách nhìn nhận của cán bộ, công chức thực hiện thi tuyển ảnh hƣởng rất nhiều đến công tác triển khai đề án. Về khía cạnh chuyên môn cần tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho họ.
Thứ tư, tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức là đối tƣợng dự tuyển. Điều này là sự khích lệ, động viên cũng nhƣ gạt bỏ tâm lý tiêu cực, thay đổi nhận thức đã ăn sâu vào tƣ tƣởng nhiều cán bộ, công chức nhƣ “đâu lại vào đấy”, vấn nạn chạy chức, chạy quyền đƣợc xem là “đƣơng nhiên”… Vì vậy, quán triệt tƣ tƣởng cho cán bộ, công chức dự tuyển phải đến từ sự cam kết tuyệt đối của các cấp lãnh đạo đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch tuyệt đối, chọn đúng ngƣời có tài năng để bổ nhiệm.
Cần có thêm quy định về đầu tƣ nguồn tài chính cho đơn vị có chức danh tuyển chọn để có những hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút mạnh mẽ ứng viên tham gia dự tuyển vị trí lãnh đạo, quản lý đơn vị mình.