Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 29)

Đối với Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, quản trị RRTD thực sự cần thiết, bởi vì:

Thứ nhất, RRTD là một trong những vấn đề mà tất cả các TCTD nói chung và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương nói riêng phải đương đầu. Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ RRTD mang tính tất yếu khách quan, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp, RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

Thứ hai, nếu như hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt thì sẽ đem lại những lợi ích cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương như: (1) giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn; (2) sàng lọc được các KH có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển nhằm giúp cho việc tài trợ vốn thực sự mang lại hiệu quả; (3) tạo niềm tin cho KH và nhà đầu tư; (4) tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh.

Thứ ba, hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Trong thời đại nền kinh tế như hiện nay, các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như một tổ chức gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các tổ chức khác. Vì vậy, quản trị RRTD đem lại sự an toàn, ổn định cho thị trường.

Thứ tư, do đặc thù Quỹ Đầu tư phát triển địa phương chỉ cho vay các dự án cơ sở hạ tầng trung và dài hạn, danh mục cho vay không đa dạng như các TCTD nên dễ xảy ra rủi ro; đồng thời, nguồn vốn hoạt động thấp nên khi không thu hồi được nợ một hoặc hai dự án thì tổn thất xảy ra sẽ gây thiệt hại hết sức nặng nề.

Tóm lại, công tác quản trị RRTD có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Nếu công tác quản trị RRTD được thực hiện tố sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra, ngoài ra còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì khi rủi ro được hạn chế, tức là Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực phát triển nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 29)