Chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 67 - 85)

Chính sách tín dụng của HUEDCGF chủ yếu gồm có: Đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, hạn mức cho vay, điều kiện cho vay, lãi suất cho vay, các biện pháp bảo đảm tiền vay, phương thức giải ngân, hồ sơ thủ tục vay vốn cụ thể:

Theo Quy chế cho vay của HUEDCGF, đối tượng cho vay phải thỏa mãn hai tiêu chí sau:

- Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có dự án thuộc Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà HUEDCGF được phép cho vay đầu tư.

- Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà HUEDCGF được thực hiện cho vay đầu tư hiện nay như sau (Xem Bảng 2.10):

Bảng 2.10: Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội HUEDCGF được thực hiện cho vay đầu tư

TT Lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội I Kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi trường

1 Đầu tư kết cấu hạ tầng

2 Đầu tư phát triển điện, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió

3 Đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải, đầu tư sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường 4 Đầu tư, phát triển hệ thống phương tiện vận tải công cộng

II Công nghiệp, công nghiệp phụ trợ

1 Đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao

2 Đầu tư các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao

3 Di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, cụm làng nghề

III Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

1 Đầu tư xây dựng, cải tạo hồ chứa nước, công trình thủy lợi

2 Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

3 Đầu tư xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ, dự án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

IV Xã hội hóa hạ tầng xã hội

1 Đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội (nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá sinh viên...)

2

Đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, chỉnh trang đô thị, hạ tầng khu dân cư, khu đô thị, khu tái định cư, văn hóa, thể dục thể thao, công viên

3 Đầu tư xây dựng, cải tạo khu du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử tại địa phương

4 Di chuyển, sắp xếp, hiện đại hóa các khu nghĩa trang

V Lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác tại địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh

1 Các dự án đầu tư sản xuất dược phẩm, thuốc chữa bệnh và vùng nguyên liệu thuốc

(Nguồn: Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

2.3.2.2. Thời hạn cho vay

HUEDCGF chỉ cho vay đầu tư để thực hiện dự án thuộc Danh mục nêu trên với thời hạn cho vay là từ 01 năm và đến 15 năm. Trường hợp đặc biệt cho vay trên 15 năm phải được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.3.2.3. Hạn mức cho vay

Giới hạn cho vay đối với một dự án không được vượt quá 20% vốn chủ sở hữu của HUEDCGF tại thời điểm thực hiện và không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của dự án. Đồng thời, tổng mức dư nợ cho vay đối với một KH không được vượt quá 25% vốn chủ sở hữu của HUEDCGF (Xem Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Hạn mức cho vay tại HUEDCGF

Xếp hạng Thời hạn Hạn mức cho vay tối đa

/tổng mức đầu tư AAA ≤ 5 năm 80% > 5 năm 75% AA ≤ 5 năm 80% > 5 năm 70% A ≤ 5 năm 75% > 5 năm 65% BBB ≤ 5 năm 70% > 5 năm 60% BB ≤ 5 năm 65% > 5 năm 55% B, CCC, CC ≤ 5 năm 60% > 5 năm 50%

(Nguồn: Quyết định số 37/QĐ-DCGF ngày 24/02/2016 về hạn mức cấp tín dụng, hạn mức tài sản bảo đảm)

2.3.2.4. Điều kiện cho vay

Ngoài đáp ứng các điều kiện về đối tượng cho vay như đã nói trên thì chủ đầu tư dự án phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Đối với dự án đầu tư:

+ Phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định.

+ Có tính khả thi, hiệu quả và bảo đảm trả được khả năng trả nợ vay. - Đối với KH:

+ Có tình hình tài chính rõ ràng, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu đánh giá tài chính, khả năng thanh toán.

+ Thực hiện những quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. + Mua bảo hiểm và duy trì mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong thời gian vay vốn tại công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.

+ Không có nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 tại các TCTD và công ty tài chính.

2.3.2.5. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay của HUEDCGF gồm lãi suất cho vay tối thiểu và lãi suất cho vay cụ thể, trong đó:

- Lãi suất cho vay tối thiểu:

Được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với nguyên tắc lãi suất cho vay tối thiểu được xác định bằng với lãi suất huy động (lãi suất gửi tiết kiệm) 12 tháng của 04 Ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank).

Theo HUEDCGF thì việc xác định lãi suất cho vay tối thiểu như trên nhằm vừa khuyến khích vay vốn tại HUEDCGF (do lãi suất tối thiểu chỉ bằng lãi suất huy động), vừa tránh được tình trạng KH lợi dụng chính sách của Nhà nước để vay vốn sau đó gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng để hưởng chênh lệch.

Lãi suất tối thiểu từ năm 2016 đến tháng 7/2017 là 6%/năm, từ tháng 8/2017 đến nay là 6,5%/năm.

- Lãi suất cho vay cụ thể:

Lãi suất cho vay cụ thể phải bằng hoặc cao hơn lãi suất tối thiểu; được xác định kết hợp dựa trên 04 tiêu chí là: Xếp hạng tín dụng của KH, thời gian cho vay, địa bàn đầu tư dự án, mức độ ưu tiên của dự án.

+ Xếp hạng tín dụng: KH được HUEDCGF đánh giá có uy tín, có lịch sử quan hệ tín dụng tốt... được xếp hạng tín dụng cao, mức độ rủi ro thấp thì sẽ cho vay với lãi suất thấp và ngược lại.

+ Thời gian cho vay: Thời gian cho vay ngắn thông thường ít rủi ro hơn thời gian cho vay dài nên HUEDCGF xác định lãi suất cho vay trung hạn thấp hơn lãi suất cho vay dài hạn.

+ Địa bàn đầu tư: Nhằm góp phần thúc đẩy những địa bàn khó khăn phát triển, HUEDCGF cho vay lãi suất thấp ở những vùng khó khăn và ngược lại.

+ Loại hình dự án: Các dự án thuộc Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng được xét ưu đãi hơn thì lãi suất thấp hơn.

Khung lãi suất cho vay cụ thể: Từ năm 2016 đến tháng 7/2017 là 6%/năm đến 8%/năm, từ tháng 8/2017 đến nay là 6,5%/năm đến 8,5%/năm (Xem Bảng 2.12).

Bảng 2.12: Bảng lãi suất cho vay cụ thể của HUEDCGF từ tháng 8/2017 đến nay

Địa bàn/Thời hạn

Xếp hạng

Các huyện, thị xã Thành phố Huế

<= 5 năm >5 năm <= 5 năm >5 năm Dự án ưu tiên Dự án còn lại Dự án ưu tiên Dự án còn lại Dự án ưu tiên Dự án còn lại Dự án ưu tiên Dự án còn lại KH nhóm 1, 2 6,5 6,5 6,5 7,0 6,5 7,0 6,5 7,5 KH nhóm 3, 4 6,5 7,0 6,5 7,5 6,5 7,5 7,0 8,0 KH nhóm 5, 6 6,5 7,5 7,0 8,0 7,0 8,0 7,5 8,5

(Nguồn: Quyết định số 15/QĐ-HĐQL-DCGF ngày 11/8/2017 về việc quy định lãi suất cho vay)

2.3.2.6.Các biện pháp bảo đảm tiền vay

HUEDCGF sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD như cầm cố, thế chấp tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai của KH vay vốn, của bên thứ ba, cho vay tín chấp với sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Giá trị tài sản đảm bảo

cho khoản vay = Giá trị khoản vay x

Tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm theo xếp

hạng tín dụng Trong đó, tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm theo xếp hạng tín dụng được quy định như Bảng 2.13:

Bảng 2.13: Tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm theo xếp hạng tín dụng của HUEDCGF

Xếp hạng Tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm /Khoản cấp tín dụng

AAA 100% AA 110% A 120% BBB 130% BB 140% B, CCC, CC 150%

(Nguồn: Quyết định số 37/QĐ-DCGF ngày 24/02/2016 về hạn mức cấp tín dụng, hạn mức tài sản bảo đảm)

2.3.2.7. Hồ sơ, thủ tục vay vốn

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, loại hình và quy mô dự án; loại hình tài sản thế chấp mà HUEDCGF quy định số lượng hồ sơ vay vốn phải nộp khi đề nghị vay vốn có số lượng khác nhau và một bộ hồ sơ vay vốn đầu tư của KH hoàn thiện phải có từ 25 đến 31 đầu mục giấy tờ khác nhau.

2.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Quy trình quản trị RRTD của HUEDCGF được thực hiện chặt chẽ và xuyên suốt trong tất cả các khâu trong quy trình cấp tín dụng.

2.3.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

HUEDCGF xác định khả năng phát sinh RRTD do KH không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ theo các điều khoản đã cam kết. Để đảm bảo giảm thiếu tổn thất và bảo toàn vốn vay, HUEDCGF luôn nâng cao nhận thức về RRTD cho các Chuyên viên thông qua các buổi tự đào tạo về rủi ro cũng như tham gia các lớp học về nhận diện các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.

Chuyên viên của HUEDCGF phải nhận diện và hiểu về RRTD trong hoạt động cho vay trước khi tham gia vào giao dịch. Mọi hình thức cấp tín dụng chỉ được

phép thực hiện nếu phù hợp với chính sách tín dụng và chính sách quản trị RRTD đã được Hội đồng quản lý và Ban Lãnh đạo HUEDCGF đã phê duyệt.

Để đảm bảo KH đáp ứng các tiêu chí cấp tín dụng, HUEDCGF phải có đủ thông tin về KH, nguồn trả nợ và mục đích của khoản tín dụng. Việc nhận diện RRTD đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm của Chuyên viên bởi đây là người trực tiếp nắm bắt và thu thập thông tin KH cũng như giám sát mọi hoạt động của KH. Có thể nói việc nhận diện RRTD là hết sức quan trọng trong quá trình cấp tín dụng vì trên cở sở này để có thể phân tích và đo lường rủi ro nhằm đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không? Để đảm bảo việc nhận diện rủi ro được tốt, định kỳ 6 tháng, HUEDCGF tiến hành đánh giá tình hình hoạt động của KH để xem xét việc sử dụng vốn và tình hình tài chính của đơn vị nhằm đưa ra ứng xử hợp lý.

2.3.2.2. Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng

HUEDCGFphân tích và đánh giá RRTD thông qua hai phương pháp định tính và định lượng, bao gồm ba nội dung chính sau: Thẩm định năng lực của KH, Thẩm định tình hình tài chính của KH và Thẩm định dự án đầu tư (Xem Bảng 2.14).

- Thẩm định năng lực của KH, bao gồm các nội dung sau:

+ Thẩm định về quy mô, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của KH. + Thẩm định về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành của cán bộ quản lý.

+ Thẩm định uy tín của KH trong quan hệ với các TCTD thông qua tìm hiểu thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và các nguồn thông tin khác.

Bảng 2.14: Thẩm định năng lực của khách hàng tại HUEDCGF

STT Nội dung phân tích và đánh giá

I Thẩm định về quy mô, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của KH

1 Nhận xét quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động, các ngành nghề kinh doanh chủ yếu, số lượng.

2 Nhận xét về quá trình hình thành, phát triển, việc tuân thủ chính sách thuế, chính sách lao động…

3

Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh: Năng lực sản xuất, khả năng cung cấp các nguyên vật liệu, phương thức tiêu thụ, mạng lưới sản phẩm, sản lượng, doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, các sản phẩm chủ yếu, nhu cầu sản phẩm trên thị trường, KH truyền thống, kim ngạch và giá trị xuất nhập khẩu (nếu có) trong thời gian vừa qua.

II Thẩm định về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành của cán bộ

quản lý

1 Khả năng, kinh nghiệm của người điều hành đối với lĩnh vực đầu tư. 2 Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của KH.

3

Nhận xét trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, uy tín đối với các nhân viên và các KH; Kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp thông qua các lĩnh vực hoạt động mà họ đã trải qua.

4

Kinh nghiệm điều hành, quản lý dự án; Khả năng đàm phán mua máy móc thiết bị, khả năng vận hành thiết bị; Khả năng kiểm soát nguồn cung, giá cả đối với các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho dự án; Khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm; Khả năng tuyển dụng và đào tạo lao động…

III Thẩm định uy tín của KH trong quan hệ với các TCTD thông qua tìm hiểu thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và các nguồn thông tin khác

1

Lịch sử quan hệ của KH với các TCTD: Dựa vào thông tin khai thác từ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) để phân tích, đánh giá về các khoản dư nợ và uy tín tín dụng của KH.

2 Tham khảo các kênh thông tin khác như: Báo, đài, mạng internet, các cơ quan quản lý Nhà nước (nếu có).

(Nguồn: Quyết định số 02/QĐ-DCGF ngày 05/01/2016 về ban hành Quy trình thẩm định)

- Thẩm định năng lực tài chính của KH (Xem Bảng 2.15):

+ Phân tích tài chính của KH căn cứ vào báo cáo tài chính gần nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) và một số nguồn thông tin khác.

+ Phân tích theo nhóm các chỉ tiêu, hệ số tài chính gồm: Chỉ tiêu thanh khoản (thanh toán); Chỉ tiêu hoạt động; Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn; Chỉ tiêu thu nhập.

Bảng 2.15: Các nhóm chỉ tiêu tài chính trong phân tích tình hình tài chính của khách hàng tại HUEDCGF

STT Chỉ tiêu tài chính Công thức Mục đích

I Chỉ tiêu thanh khoản (thanh toán)

1 Khả năng thanh toán hiện hành

= Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

2 Khả năng thanh toán nhanh

= (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động (không kể hàng tồn kho).

3 Khả năng thanh toán tức thời

= Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 67 - 85)