Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 99 - 102)

tín của HUEDCGF sẽ ngày càng được nâng cao mà chất lượng tín dụng cũng được cải thiện.

3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản trị rủi ro tín dụng tín dụng

3.2.2.1. Xây dựng quy định về giới hạn cấp tín dụng theo danh mục

HUEDCGF cần phải xây dựng chính sách quy định giới hạn tín dụng nhằm tránh tập trung vốn quá nhiều cho một số ít KH/nhóm KH/các đối tượng được ưu đãi. Cụ thể là xây dựng hạn mức cho vay theo ngành/lĩnh vực kinh tế, hoặc theo khu vực địa lý phù hợp với danh mục cho vay của HUEDCGF và theo định hướng phát triển ngành kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Xây dựng hạn mức cho vay đầu tư theo ngành kinh tế trên tổng nguồn vốn hoạt động của HUEDCGF để vừa thực hiện theo định hướng của tỉnh (các ngành ưu tiên sẽ có tỷ trọng cho vay cao hơn các ngành không ưu tiên), vừa hạn chế rủi ro khi đa dạng hóa đối tượng cho vay (không tập trung cho vay vào một ngành, lĩnh vực). Cụ thể là tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, rồi đến công nghiệp và sau cùng là nông, lâm, ngư nghiệp như định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tại Nghị

quyết số 09/NQ-HĐND ngày 31/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2016 -2020.

- Tiếp tục mở rộng địa bàn cho vay đầu tư sang các huyện phía Nam và các huyện miền núi. Trong đó ưu tiên cho vay các chủ đầu tư thực hiện dự án ở các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn và khó khăn, nhất là địa bàn huyện Nam Đông, huyện A Lưới nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước là rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.

3.2.2.2. Hoàn thiện quy định về tài sản bảo đảm

- Chính sách về tài sản bảo đảm của HUEDCGF còn bất cập khi xác định giá trị tài sản bảo đảm dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ của KH. Qua tham khảo, hầu hết các ngân hàng đều xây dựng hạn mức tài sản bảo đảm cho khoản vay trên cơ sở mức độ rủi ro của chính tài sản dùng để bảo đảm. Để phù hợp với thực tiễn hoạt động và giảm thiểu rủi ro cho HUEDCGF, đề xuất áp dụng hệ số rủi ro đối với một số tài sản tại HUEDCGF để xác định giá trị tài sản bảo đảm như sau:

Bảng 3.1: Hệ số rủi ro đối với một số tài sản bảo đảm tại HUEDCGF (đề xuất)

TT Loại tài sản bảo đảm Hệ số giá trị

tài sản bảo đảm

1 Vàng miếng có giá niêm yết 0,6

2 Vàng khác được phép kinh doanh theo quy định

của Ngân hàng Nhà nước 0,3

3 Kim khí quý, đá quý 0,3

4

Trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương khác, có xác nhận và cam kết phong tỏa của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước phát hành

0,8

5

Giấy tờ có giá, số dư bằng tiền Việt Nam trên tài khoản gửi tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước phát hành.

0,9

6 Giấy tờ có giá, Số dư bằng tiền Việt Nam trên tài

khoản gửi tại các ngân hàng khác phát hành 0,8 7

Giấy tờ có giá, số dư bằng tiền Việt Nam trên tài khoản gửi tại các ngân hàng đang được kiểm soát đặc biệt

TT Loại tài sản bảo đảm Hệ số giá trị tài sản bảo đảm

8 Quyền sử dụng đất, nhà, công trình xây dựng gắn

liền với đất đai 0,8

9

Nhà ở hình thành trong tương lai mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở

0,7

10

Đối với trường hợp công trình xây dựng trên đất, nhà, tài sản khác gắn liền với đất đai dễ hao mòn, hư hỏng, mang tính tạm thời (công trình làm bằng tranh, tre hoặc các vật liệu dễ bị hỏng, hao mòn, oxi hóa....)

0,5

11 Rừng sản xuất là rừng trồng 0,6

12 Câu lâu năm 0,6

13

Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, xe chuyên dụng hoặc các tài sản cố định khác có đầy đủ hồ sơ pháp lý và HUEDCGF giữ hộ bên bảo đảm giấy chứng nhận đăng ký

0,65

14

Tàu bay, tàu, thuyền các loại mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng không Việt Nam.

0,65

15

Tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam, nhưng thỏa mãn các quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm và có khả năng xử lý phát mại

0,5

16 Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua nhà ở 0,4

Theo đó, giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay được xác định bằng công thức sau:

Giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay =

Tổng giá trị tài sản bảo đảm sau khi

định giá

x Hệ số giá trị tài sản bảo đảm

- Về thẩm định tài sản bảo đảm:

+ Chuyên viên phải xem xét thực tế tài sản bảo đảm, phân tích đánh giá về tài sản bảo đảm; thẩm tra bên bảo đảm và các bên có liên quan. Đồng thời, tra cứu thông tin tại CIC về tình trạng cầm cố, thế chấp của tài sản bảo đảm (đối với những tài sản bảo đảm phải kiểm tra thông tin tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm); tránh trường hợp tài sản đang được thế chấp, sử dụng đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ khác.

+ Đối với tài sản có giá trị cao, HUEDCGF nên tiến hành thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện và tổ chức định giá được lựa chọn phải có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường. Không sử dụng các công ty định giá có quan hệ với KH vay vốn và có quan hệ với HUEDCGF vì như vậy dễ dẫn đến tình trạng nâng khống giá trị tài sản bảo đảm không đúng với giá trị thực tế.

+ Các Chuyên viên của HUEDCGF cần có kiến thức cơ bản về định giá tài sản bảo đảm; không ngừng tìm tòi, nâng cao kiến thức để có nhìn nhận, đánh giá của bản thân về tài sản đảm bảo trong khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi nhận thấy giá trị tài sản thế chấp của công ty thẩm định giá cao bất thường so với đánh giá của bản thân thì cần phải xem xét, trình lên cấp trên hoặc đề xuất thuê tổ chức định giá khác uy tín hơn thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho HUEDCGF.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 99 - 102)