Khái quát về Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 47)

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thực trạng về đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015:

Giai đoạn 2011-2015, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, quy mô đầu tư liên tục tăng qua các năm, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng so với nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh, nguồn vốn chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn đầu tư khác đạt thấp; chưa sử dụng một cách đầy đủ các công cụ huy động vốn để tập trung tối đa mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.

Với những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đặt ra cho giai đoạn 2011-2015, định hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển là lớn, đặc biệt là những lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích đầu tư để góp phần đảm bảo tính cân đối trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách của tỉnh và nguồn vốn huy động từ các công cụ hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì việc tạo ra một kênh huy động vốn mới là phù hợp và hết sức cần thiết, góp phần không nhỏ giải quyết những tồn tại, khó khăn của tỉnh về nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trung, dài hạn để tập trung đầu tư, cho vay đầu tư vào các dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu… từ đó góp phần giúp tỉnh đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)