Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 95 - 99)

tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sựquản trị rủi ro tín dụng rủi ro tín dụng

3.2.1.1. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng

HUEDCGF cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Theo đó, HUEDCGF cần phải xây dựng bộ máy quản trị rủi ro phù hợp

với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là thành lập thêm Phòng Quản trị rủi ro. Phòng Quản trị rủi ro hoạt động độc lập và không tham gia vào quá trình cho vay, tạo lập rủi ro nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động. Để thành lập được Phòng Quản trị rủi ro, HUEDCGF cần tiến hành rà soát, quy định lại chức năng nhiệm vụ của các phòng ban hiện tại có liên quan đến quá trình tạo ra rủi ro và các đơn vị có trách nhiệm giám sát RRTD (Xem sơ đồ 3.1).

Phòng Quản trị rủi ro có các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của HUEDCGF (đề xuất)

- Tham mưu Giám đốc trong công tác dự báo, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động của HUEDCGF bao gồm hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư trực tiếp, rủi ro lãi suất, thanh khoản, tác nghiệp, đạo đức và thực hiện một số chức năng quan trọng trong quản lý rủi ro của HUEDCGF.

- Đánh giá, phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của HUEDCGF trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của HUEDCGF; xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro trong ngắn hạn và dài hạn; xây dựng phương pháp, quy định, quy chế quy trình, hướng dẫn liên quan đến công

BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

BAN KIỂM SOÁT

Phòng Hành chính Tổng hợp

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Kiểm tra, giám sát gián tiếp Quản lý trực tiếp Phòng Nghiệp vụ Phòng Kế hoạch Thẩm định Phòng Quản trị rủi ro

tác quản trị rủi ro trong toàn bộ hoạt động của HUEDCGF, phối hợp với các phòng ban có liên quan để tổ chức thực hiện.

- Để đảm bảo quy trình quản trị rủi ro tại HUEDCGF bao gồm đầy đủ các bước; Phòng Quản trị rủi ro có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro của HUEDCGF; kiểm tra, giám sát các phòng ban về việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của HUEDCGF và quy định của pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình quy định nội bộ hợp lý, khoa học, đúng quy định pháp luật để HUEDCGF hoạt động an toàn hiệu quả

- Ngoài ra Phòng Quản trị rủi ro còn tham mưu cho Giám đốc trong việc thẩm định các dự thảo quy chế, quy trình nghiệp vụ... của HUEDCGF trước khi ban hành; thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng để phối hợp với các phòng ban xây dựng mới hoặc đề xuất chỉnh sửa các quy chế, quy định, quy trình của HUEDCGF cho phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật; tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của HUEDCGF với KH để đảm bảo không trái pháp luật và Điều lệ của HUEDCGF; tham gia bảo vệ quyền lợi của HUEDCGF trong việc tố tụng, giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ, người lao động

Hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, người lao động trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Do vậy, biện pháp phòng ngừa RRTD sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến con người như việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc.

Thực trạng bộ máy của HUEDCGF hiện nay có 10 người gồm Ban Giám đốc (02 người), Phòng Hành chính Tổng hợp (02 người), Phòng Kế hoạch Thẩm định (03 người), Phòng Nghiệp vụ (03 người). Do đó, bộ máy của HUEDCGF vừa thiếu (10 người, trung bình các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương khác: 20 người), lại vừa yếu (chưa được đào tạo qua nghiệp vụ ngân hàng; trong đó 04 người được chuyển

từ các Sở, ngành, 06 người là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm). Do đó, để đáp ứng hoạt động của HUEDCGF nói chung và hoạt động quản trị RRTD nói riêng, HUEDCGF cần tăng cường nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ, người lao động như sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng: Xây dựng bộ chỉ tiêu về đánh giá, tuyển dụng cán bộ, người lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng vị trí, phòng ban công tác của HUEDCGF; mời các chuyên gia hoặc cán bộ lãnh đạo tại các ngân hàng để tham gia vào hội đồng tuyển dụng của HUEDCGF nhằm tuyển dụng các cán bộ, người lao động có chất lượng và đạo đức nghề nghiệp, ưu tiên các cán bộ đã từng làm việc tại các ngân hàng. Thực hiện luân chuyển cán bộ, người lao động giữa các phòng ban để giảm trừ những tiêu cực do mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho các cán bộ, người lao động tiếp cận những KH khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ quản trị RRTD của đội ngũ cán bộ, người lao động hiện có, nhất là nghiệp vụ thẩm định năng lực KH (bao gồm cả năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính) và thẩm định dự án như: Đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tổ chức; phối hợp với các TCTD uy tín trên địa bàn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để cập nhật kiến thức, kỹ thuật quản trị RRTD và hàng năm gửi cán bộ, người lao động tập huấn các chương trình do các đơn vị này tổ chức. Ngoài ra, do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngũ Chuyên viên chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực khác còn hạn chế. Điều này đòi hỏi ngoài việc chú trọng đào tạo bồi dưỡng Chuyên viên không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ mà HUEDCGF còn cần có kế hoạch cử người lao động tham gia các lớp nâng cao, đào tạo các ngành nghề, lĩnh vực, khác như kế toán, kỹ thuật, luật pháp để phục vụ tốt hơn cho hoạt động của HUEDCGF.

Bên cạnh đó, HUEDCGF cần đào tạo thêm cho đội ngũ cán bộ, người lao động sử dụng thành thạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, phân tích, đàm phán,

thương thuyết với KH thông qua việc tổ chức thường xuyên các khoá đào tạo kỹ năng mềm ngắn hạn do những cá nhân, tổ chức có chuyên môn sâu sắc, uy tín trên lĩnh vực kỹ năng đó giảng dạy trực tiếp.

- Bố trí, phân công công việc hợp lý; tránh tình trạng quá tải cho Chuyên viên để đảm bảo chất lượng công việc, để Chuyên viên có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát khoản vay các khoản vay một cách có hiệu quả.

- Xây dựng chế độ lương, thưởng phù hợp nhằm giữ chân các cán bộ, người lao động hiện có; thu hút, bổ sung người lao động có trình độ về làm việc tại HUEDCGF. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả của họ mang lại. Đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 95 - 99)