Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 88)

Trong thời gian qua, HUEDCGF đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong công tác phòng chống RRTD, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay đầu tư, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể như sau:

2.4.1.1. Chưa xuất hiện các khoản nợ quá hạn, nợ xấu

quá hạn, nợ xấu. Các khoản nợ đều được phân vào loại nợ nhóm 1 (nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn) và chỉ trích lập mức dự phòng chung theo quy định là 0,75% trên số dư nợ của KH.

2.4.1.2. Đã xây dựng được các chính sách quan trọng liên quan đến công tác quản trị RRTD

HUEDCGF đã xây dựng được các chính sách quan trọng liên quan đến công tác quản trị RRTD. Trong các chính sách mà HUEDCGF áp dụng có thể chia thành hai nhóm như sau:

Thứ nhất, nhóm các chính sách được HUEDCGF cụ thể hóa từ các quy định trong Luật các TCTD, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013, Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn như chính sách về giới hạn cấp tín dụng, chính sách trích lập dự phòng RRTD. Trên tinh thần của các văn bản này, HUEDCGF đã đưa ra các quy định về giới hạn cấp tín dụng cho một KH/một nhóm KH, quy định về không cấp tín dụng/hạn chế cấp tín dụng cho một số đối tượng …nhằm tránh tập trung vốn quá nhiều cho một chủ thể, đối tượng dẫn đến tập trung rủi ro. Đồng thời thực hiện trích lập dự phòng cho các loại tổn thất trong hoạt động tín dụng.

Thứ hai, nhóm các chính sách do chính HUEDCGF tự xây dựng phù hợp với điều kiện riêng của mình. Trong nhóm này, HUEDCGF đã xây dựng các quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn và mang tính chất nội bộ nhằm định hướng cho hoạt động quản trị RRTD như quy trình thẩm định, quy trình tín dụng, quy định về thẩm tra, định giá và quản lý tài sản bảo đảm, quy định về xếp hạng tín dụng KH,...với các nội dung kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

2.4.1.3. Đã xây dựng được chính sách lãi suất dựa trên các mức độ rủi ro

Cách thức xây dựng lãi suất cho vay tối thiểu của HUEDCGF khá phù hợp, vừa để khuyến khích đầu tư các dự án vào các dự án thuộc danh mục cho vay, vừa tránh tình trạng lợi dụng để sử dụng vốn vay sai mục đích (Lãi suất tối thiểu cho vay đầu tư của HUEDCGF bằng với lãi suất huy động 12 tháng của các Ngân hàng có vốn Nhà nước sẽ hạn chế KH vay vốn của HUEDCGF để gửi Ngân hàng nhằm

trục lợi về chênh lệch lãi suất). Đồng thời, việc xác định lãi suất cho vay cụ thể từng dự án dựa trên bốn tiêu chí là xếp hạng tín dụng của KH (mức độ rủi ro); thời gian cho vay; địa bàn đầu tư, mức độ ưu tiên của dự án là khá phù hợp, vừa để giảm rủi ro trong cho vay đầu tư (trên cơ sở xếp hạng tín dụng, thời gian cho vay), vừa hỗ trợ các địa bàn khó khăn về kinh tế phát triển (lãi suất thấp hơn), vừa có tính định hướng, điều tiết của Nhà nước đối với các dự án ưu tiên của tỉnh.

2.4.1.4.Nghiên cứu, xây dựng thành công Hệ thống xếp hạng tín dụng KH

HUEDCGF là một trong những đơn vị tiên phong xây dựng, nghiên cứu thành công Hệ thống xếp hạng tín dụng KH trong hệ thống 43 Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thành lập và hoạt động trên cả nước tính đến thời điểm 31/12/2017.

Hệ thống xếp hạng tín dụng KH của HUEDCGF đã xây dựng, nghiên cứu thành công 02 mô hình xếp hạng với 02 bộ chỉ tiêu chấm điểm tín dụng nội bộ cho các KH là tổ chức kinh tế: Bộ tiêu chí đánh giá KH doanh nghiệp có Báo cáo tài chính và bộ tiêu chí đánh giá KH doanh nghiệp mới thành lập. Trong khi đó, hệ thống các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã xây dựng thành công 02 mô hình xếp hạng với 02 bộ chỉ tiêu chấm điểm tín dụng nội bộ cho các KH là tổ chức kinh tế. Các ngân hàng khác chỉ có 01 bộ tiêu chí xếp hạng KH có báo cáo tài chính mà chưa xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng cho KH doanh nghiệp mới thành lập.

Hệ thống xếp hạng tín dụng KH của HUEDCGF được xây dựng khá tương đồng với mô hình, tính chất hoạt động đặc thù của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương trên cả nước. Do đó, ngoài HUEDCGF, mô hình này có thể vận dụng và nhân rộng trong hệ thống các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương khác trên cả nước để phục vụ công tác quản trị RRTD.

2.4.1.5. Đãkết hợp bảo hiểm với tín dụng nhằm hạn chế rủi ro

RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó HUEDCGF không thể lường trước được.Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp

dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng.

- HUEDCGF đã yêu cầu KH mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa… Như vậy những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể thiệt hại cho HUEDCGF.

- Theo quy định của HUEDCGF, một số loại tài sản thế chấp, cầm cố để bảo đảm tiền vay bắt buộc phải mua bảo hiểm trong suốt cả thời hạn đang thế chấp, cầm cố; chẳng hạn như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… Trong thời gian qua, HUEDCGF đã yêu cầu các KH có tài sản bảo đảm thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm ba bên giữa bên mua bảo hiểm, bên bán bảo hiểm và HUEDCGF nhằm xác định bên thụ hưởng bảo hiểm đầu tiên đối với tài sản đang được thế chấp, cầm cố là HUEDCGF khi có đền bù thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 88)