Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 41)

Cũng như quy trình quản trị rủi ro nói chung, việc quản trị RRTD tại Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được thực hiện bao gồm bốn bước cơ bản: Nhận diện rủi ro, phân tích và đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro.

1.2.4.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện RRTD là quá trình xác định các mối đe dọa mà Quỹ Đầu tư phát triển địa phương phải đối mặt đối với việc cấp tín dụng hay nói cách khác đó chính là quá trình tìm kiếm thông tin để trả lời cho được câu hỏi khi nào, ở đâu, tại sao và làm thế nào mà những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng.

Để trả lời được các câu hỏi này, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin liên quan đến KH và môi trường kinh doanh, cần đặt hoạt động kinh doanh của KH và dự án trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng và môi trường để có thể xác định được những mối đe dọa đối với doanh nghiệp hay dự án và gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Việc xác định rủi ro là tiền đề để phân tích và đánh giá rủi ro đối với việc cấp tín dụng và đồng thời cung cấp thông tin giúp cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra cách lựa chọn xử lý rủi ro. Một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu lực, hiệu quả phải là hệ thống có

khả năng nhận biết toàn diện và đầy đủ các rủi ro hiện hữu trong tín dụng. Để nắm được tình hình RRTD của danh mục tín dụng, TCTD cần xác định rõ lý do RRTD là gì? Do đánh giá tín dụng chưa tốt? Do sự thoái trào trong kinh doanh? Do gian lận? Do chất lượng tài sản thế chấp kém?... Việc nhận diện RRTD là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình thẩm định và đóng vai trò quan trọng bởi nó là tiền đề giúp cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương có thể đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không. Các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro bao gồm: Dựa vào khả năng bản thân cán bộ tín dụng, sử dụng bảng hỏi, sử dụng dữ kiện trong quá khứ, tham khảo kiến chuyên gia. Thông tin giúp cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương có thể nhận diện RRTD là các thông tin về môi trường vi mô, vĩ mô, các thông tin về hoạt động ngành. Nói tóm lại tất cả các thông tin có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và dự án mà Quỹ Đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện cấp tín dụng sẽ được TCTD thu thập để phục vụ cho việc nhận diện rủi ro này. Trong quá trình nhận diện đòi hỏi tư duy và kinh nghiệm của các cán bộ, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy và chính xác của thông tin thu thập được.

1.2.4.2. Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng

Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng KH, từng khoản nợ cụ thể. Công việc ngày được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc KH, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Quỹ Đầu tư phát triển địa phương cần thu thập thông tin về KH rồi phân tích theo các chỉ tiêu định lượng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của KH.

- Mô hình định tính:

Mô hình SWOT, mô hình CAMPARI, mô hình 6C… Trong đó mô hình 6C giúp Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đánh giá KH một cách tốt nhất, cụ thể:

+ Character: Là tư cách người đi vay, đó là ý thức, trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay.

Đối với tiêu chí này, cán bộ tín dụng cần phải làm rõ mục đích xin vay của KH là gì, xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ; còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia

(CIC), từ các TCTD khác hoặc từ các cơ quan thông tin đại chúng,... Bên cạnh đó, tiêu chí này còn thể hiện sự phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Từ đó, bên cho vay xem xét tính hợp pháp, nghiêm túc và rõ ràng mục đích có phù hợp với chính sách tín dụng của mình hay không, có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của KH hay không và kế hoạch trả nợ của KH. Nếu KH thể hiện sự trung thực và cho thấy tính khả thi của dự án thì tư cách vay vốn được xác lập.

+ Capacity: Năng lực người đi vay, là khả năng của KH có thể thanh toán các khoản vay hay không.

Tiêu chí này phụ thuộc vào quy định luật pháp của từng quốc gia. Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn là KH có đủ năng lực vay vốn và đủ tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng vay vốn.

 Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn.  Quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cơ cấu chủ sở hữu, tính chất hoạt động, sản phẩm, KH chính, người cung cấp chính của doanh nghiệp.

+ Cashflow: Thu nhập của người đi vay. Thể hiện thu nhập, khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay của KH.

 Thu nhập hiện tại và dự kiến.

 Tính thanh khoản của tài sản lưu động.

 Vòng quay nợ phải thu, phải trả và hàng tồn kho.  Cơ cấu nguồn vốn, tình trạng vay nợ.

 Kiểm soát chi phí.

 Các tỷ lệ về khả năng trả lãi.  Khả năng và chất lượng quản lý.

Cán bộ tín dụng phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản hoặc tiền từ phát hành chứng khoán; sau đó phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

+ Collateral: Tài sản đảm bảo. Đây là hình thức đảm bảo tiền vốn của bên cho vay nếu lượng tiền của KH không đủ trả nợ thì bên cho vay vẫn được đảm bảo từ các nguồn thanh toán khác.

 KH có những tài sản gì.

 Khả năng bị lỗi thời, mất giá của tài sản.  Giá trị tài sản.

 Mức độ chuyên biệt của tài sản.

 Tình trạng đã bị cầm cố, thế chấp của tài sản, các hạn chế khác.  Tình trạng bảo hiểm.

 Đã được dùng để bảo lãnh cho người khác.

 Vị thế của bên cho vay đối với việc đòi cấm cố, thế chấp đối với tài sản.  Nhu cầu vay vốn trong tương lai.

Đây là điều kiện để bên cho vay cấp tín dụng và là nguồn thứ hai để trả nợ cho bên cho vay đối với các khoản vay. Tài sản bảo đảm giống như một sự ràng buộc trách nhiệm của KH đối với Quỹ Đầu tư phát triển địa phương trong trường hợp KH vay không có khả năng hoàn trả nợ vay thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay.

+ Conditions: Điều kiện môi trường. Cán bộ tín dụng phải nắm rõ xu hướng tiến triển gần đây của KH cũng như của ngành, lĩnh vực mà KH đang hoạt động, những tác động của môi trường có thể ảnh hưởng đến khoản vay. Thông thường, môi trường cạnh tranh và sự nhạy cảm của hoạt động sản xuất của KH sẽ là cơ sở đánh giá.

 Địa vị cạnh tranh hiện tại của KH trong ngành công nghiệp và thị phần dự kiến.  Kết quả hoạt động của KH so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành.  Tình hình cạnh tranh của sản phẩm.

 Mức độ nhạy cảm của KH đối với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về công nghệ.

 Điều kiện, tình trạng thị trường lao động trong ngành hay trong khu vực thị trường mà KH đang hoạt động.

 Ảnh hưởng của lạm phát đối với bảng cân đối kế toán và với thu nhập của KH.  Tương lai của ngành.

 Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của KH.

+ Control - Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

 Các luật, quy định, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét.

 Đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát.

 Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên.  Mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, quy định của bên cho vay.  Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay.

Quỹ Đầu tư phát triển địa phương cần tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến KH hay không, nhu cầu tín dụng của KH có đáp ứng được các tiêu chuẩn của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương hay không.

Các yếu tố trong mô hình 6C được chia làm hai nhóm: Nhóm điều kiện cần và nhóm điều kiện đủ. Nhóm điều kiện cần là điều kiện tiên quyết để xét duyệt món vay. Nhóm điều kiện đủ là các điều kiện bổ sung, đảm bảo quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, là bảo đảm bằng tài sản để thu hồi nợ vay khi có rủi ro bất khả kháng mà không còn nguồn trả nợ.

- Nhóm điều kiện cần: Là KH cũng như phương án vay đã được Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thẩm định và đánh giá là đáp ứng được các điều kiện về: Tư cách người vay (Character), Năng lực người đi vay (Capacity), Thu nhập người đi vay (Cashflow), Điều kiện môi trường (Conditions).

- Nhóm điều kiện đủ: Gồm tài sản bảo đảm (Collateral) và Sự kiểm soát đối với người đi vay (Control).

Trong 6C, yếu tố kém quan trọng nhất là yếu tố Tài sản bảo đảm (Collateral). Trong một số trường hợp, KH có thể vay tiền mà không cần đảm bảo, chỉ cần uy tín của KH hoặc KH là một cơ quan nhà nước có sự đảm bảo từ Chính phủ. Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là yếu tố Năng lực người đi vay (Capacity). Đây là yếu tố then chốt để KH có thể trả được nợ hay không.

- Mô hình định lượng:

Dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tình hình tài chính của KH qua các nhóm chỉ tiêu:

+ Nhóm 1: Chỉ số lợi nhuận, hiệu quả. Nhóm chỉ số này phản ảnh mức sinh lời trong kỳ, hiệu quả sinh lời trên vốn đầu tư của doanh nghiệp.

 Lãi gộp: Mức sinh lời của sản phẩm.

 Lãi hoạt động: Mức sinh lời nhưng có trừ chi phí hoạt động.

 Lãi sau thuế: Mức sinh lời có trừ chi phí hoạt động, lãi vay và thuế.  Lợi nhuận trên vốn sử dụng: Hiệu quả sử dụng vốn.

+ Nhóm 2: Chỉ số thanh khoản. Nhóm chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp nếu có chuyện “cực gấp”.

 Chỉ số thanh khoản ngắn hạn: Liệu các khoản tiền và hàng tồn kho có đủ thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.

 Chỉ số thanh toán nhanh: Liệu các khoản tiền có đủ trả nợ đến hạn.

+ Nhóm 3: Chỉ số hiệu suất, hoạt động. Tài sản đầu tư của doanh nghiệp có hiệu suất tốt không, vốn của doanh nghiệp có bị chiếm dụng.

 Số ngày tồn kho bình quân: Thời gian mà tiền nằm “chết” trong hàng tồn kho.  Số ngày bình quân cho kỳ thu tiền: Mất bao nhiêu ngày mới thu được tiền.  Số ngày bình quân cho kỳ trả nợ: Mất bao nhiêu ngày mới trả nợ.

 Vòng quay tài sản: Hiệu quả sử dụng tài sản.

+ Nhóm 4: Cấu trúc vốn. Nhóm chỉ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là nợ, bao nhiêu là thực lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có khả năng trả nợ vay như thế nào.

 Khả năng thanh toán lãi vay: Tiền lời sinh ra gấp bao nhiêu lần lãi vay.

1.2.4.3. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là xác định mức rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng, làm căn cứ để xác định giới hạn tín dụng tối đa cho một KH. Nói cách khác, lượng hóa RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro mang lại từ phía KH, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một KH, cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

Đây là điều mà các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm, vì rủi ro nếu đo lường được thì việc phòng ngừa sẽ dễ dàng hơn. Các nhà kinh tế, các ngân hàng và các nhà phân tích đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đo lường RRTD, trong đó có mô hình điểm số Z, mô hình xếp hạng tín dụng hay dựa vào hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng theo Basel II. Các mô hình lượng hoá rủi ro này có ưu điểm so với phương pháp truyền thống ở chỗ là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vay với chi phí thấp, khách quan do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát RRTD.

- Mô hình điểm số Z (Z-Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I. Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào những nhân tố sau: (i) trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Rj) ; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Bằng kinh nghiệm thực tế trong việc thẩm định đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, E.I. Altman đã đưa ra thang điểm (Hàm số điểm Z) theo công thức sau:

(Hàm Z – Score) Z = R1 + R2 + R3 + R4 + R5

Trong đó

R1: Tỷ số vốn lưu động ròng (vốn luân chuyển)/ Tổng tài sản. R2: Tỷ số lãi ròng/ Tổng tài sản.

R3: Tỷ số lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản.

R5: Tỷ số doanh thu/ Tổng tài sản.

Điểm số Z càng cao, xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, điểm số Z thấp sẽ có nguy cơ vỡ nợ cao.

+ Nếu Z lớn hơn 2,675 điểm: Doanh nghiệp được xếp loại I. Doanh nghiệp loại I có điểm tín nhiệm tốt, rủi ro ở mức độ thấp nhất sẽ được cho vay dễ dàng và có ưu đãi trong hạn mức, trong lãi suất cho vay, trong bảo đảm tài sản,...

+ Nếu 1,8 điểm < Z ≤ 2,675 điểm: Doanh nghiệp được xếp loại II, rủi ro ở mức trung bình, có thể cho vay nhưng phải có tài sản bảo đảm, sau khi đã phân tích kỹ phương án sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn của KH.

+ Nếu Z < 1,8 điểm: Doanh nghiệp được xếp loại III. Đây là hạng xấu nhất, rủi ro ở mức độ cao nhất, có nguy cơ vỡ nợ cao nhất. Doanh nghiệp nào được xếp loại I sẽ bị từ chối cho vay.

Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp KH vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Kỹ thuật đo lường RRTD này tương đối đơn giản, nhưng có một số nhược điểm lớn sau:

+ Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm KH vay “vỡ nợ” và “không vỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 41)