Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình hoạt động như: Tâm lý sản xuất cầm chừng, chưa mạnh dạn có các dự án, phương án mang tính đột phá; hạn chế về kỹ năng thành lập, quản trị doanh nghiệp, khả năng nắm bắt các chính sách được ban hành; chưa biết cách lập dự án đầu tư,...Do đó, việc tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp là vô cùng cấp thiết và phù hợp với mục tiêu thành lập của HUEDCGF là hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thực hiện được như vậy, HUEDCGF sẽ vừa tạo được mối quan hệ thân thiết với KH, vừa đảm bảo hạn chế rủi ro xảy ra đối với hoạt động của doanh nghiệp và góp phần hạn chế RRTD tại HUEDCGF, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Dựa trên thực tế về khả năng và nguồn lực của HUEDCGF, việc tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp tập trung vào nội dung tư vấn quản lý kinh doanh và tư vấn tài chính.
- Tư vấn quản lý kinh doanh: Cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý và phát triển, dịch vụ tư vấn quản lý nhân sự của
doanh nghiệp, tư vấn chiến lược kinh doanh,tư vấn cho KH kiểm soát chi phí kinh doanh, tư vấn cho, nghiên cứu giá cả,phân tích kênh phân phối,...
- Tư vấn tài chính: Bao gồm tư vấn tài chính dự án và tư vấn tài chính doanh nghiệp:
+ Tư vấn tài chính dự án: Thực hiện khảo sát, nghiên cứu phân tích và đánh giá tính kinh tế của dự án, đánh giá năng lực các nguồn tài trợ tiềm năng, từ đó xây dựng, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế-tài chính cho dự án.
+ Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn cho doanh nghiệp xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tài chính, tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính trong kinh doanh, lập đề án thu xếp vốn theo nhu cầu doanh nghiệp.
Đồng thời kết nối với khối tư nhân có kinh nghiệm để cộng tác, kịp thời nắm bắt các thông tin, cập nhật các văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách mới của nhà nước nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực của họ.
Kết luận chương 3
Căn cứ cơ sở lý luận về quản trị RRTD và những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của HUEDCGF; trong Chương 3, luận văn đã xây dựng mục tiêu, quan điểm, phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại HUEDCGF. Trên thực tế, hoạt động tín dụng luôn phải đối mặt và chấp nhận rủi ro, vì vậy chỉ có thể sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, nâng cao khả năng quản trị điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của HUEDCGF tăng trưởng ổn định, bền vững.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro; việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của HUEDCGF.
Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế” đã xây dựng khung lý thuyết về RRTD và quản trị RRTD của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương; phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại HUEDCGF. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giúp HUEDCGF hoàn thiện công tác quản trị RRTD tốt hơn trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng HUEDCGF cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự để đáp ứng yêu cầu quản trị RRTD; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản trị RRTD theo hướng phân tán RRTD; không ngừng nghiên cứu cải tiến các quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản, thuận tiện nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình cấp tín dụng; hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị RRTD thông qua nâng cao kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, xây dựng hệ thống quản lý thông tin KH đồng thời tăng cường hợp tác, liên kết, trao đổi và chia sẻ thông tin với các TCTD và các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh, góp phần hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng chính xác. Bên cạnh đó, HUEDCGF cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản trị RRTD và nâng cao năng lực của KH. Từ đó góp phần hạn chế RRTD, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn (2010) Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb. Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh.
2. Chính phủ (2007), Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/08/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Hà Nội.
3. Chính phủ (2013), Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Hà Nội.
4. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2016, 2017, 2018), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2015, năm 2016, năm 2017, Thừa Thiên Huế.
5. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Nghị quyết số 13/2014/NQ- HĐND ngày 12/12/2014 về việc thông qua đề án thành lập Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế,
Thừa Thiên Huế.
6. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2016), Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 31/8/2016 về phát triển kinh tế - xã hội tinh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 -2020, Thừa Thiên Huế.
7. Hệ thống các văn bản định chế và quy định trong hoạt động tín dụng của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
9. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 về việc quy định mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu
tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.
10. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 về việc phê duyệt Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đầu tư và trực tiếp cho vay giai đoạn 2015-2020, Thừa Thiên Huế.
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định số 1740/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế