Thực hiện tự chủ các nguồn thu của Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận tải huế (Trang 49 - 57)

Trước khi thực hiện tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Bệnh viện Giao thông vận tải Huế nói riêng chỉ có nguồn thu chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước. Năm 2003, Bệnh viện bước đầu thực hiện tự chủ tài chính theo tinh thần của Nghị định 10/2002/NĐ_CP ngày 16/1/2002. Tuy nhiên nghị định này mới chỉ định hướng cho Bệnh viện sự chủ động về mặt tài chính, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, trên thực tế vẫn phụ thuộc vào nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, phải đến năm 2007, Bệnh viện bắt đầu thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ_CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì lúc này Bệnh viện mới thực sự chuyển sang hoạt động là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhờ đó, cơ cấu nguồn thu của Bệnh viên có sự thay đổi đáng kể, giảm dần nguồn thu do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp tăng lên.

Nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của Bệnh viện bao gồm: Nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp.

Nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nƣớc cấp

Nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp cho Bệnh viện hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi không thường xuyên.

Kinh phí thường xuyên: bao gồm các khoản chi thường xuyên cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Kinh phí không thường xuyên: đơn vị thực hiện các nhiệm vụ mua sắm các trang thiết bị y tế, các dự án, các chương trình mục tiêu y tế, thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, sửa chữa chống xuống cấp,...

Ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện qua các năm 2013-2015 được thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

S T T

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2014 /2013 2015 /2014

1 Kinh phí thường xuyên 5.277 43,4 5.277 62,6 6.541 58,2 100 123,9 2

Kinh phí không thường

xuyên 6.870 56,6 3.160 37,4 4.700 41,8 45,9 148,7

Tổng cộng 12.147 100 8.437 100 11.241 100 69,4 133,2

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện GTVT Huế)

Qua các năm, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp có sự thay đổi liên tục. Trước hết đó là kinh phí thường xuyên. Năm 2013 và 2014, ngân sách cấp kinh phí thường xuyên cho bệnh viện là không đổi do không có sự biến động đáng kể nào về giường bệnh và nhân lực. Năm 2015, Bệnh viện tăng số giường kế hoạch thêm 30 giường lên 180 giường nên số tiền ngân sách cấp có tăng lên. Mức tăng so với năm 2014 là 23,9%.

Khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, theo tinh thần của Nghị định 43, các đơn vị sự nghiệp sẽ được giao ổn định nguồn ngân sách tài chính cho hoạt

động thường xuyên trong 3 năm. Tuy có sự điều chỉnh cho phù hợp với sụ thay đổi của Bệnh viện nhưng nhìn chung, với nguồn kinh phí cấp như vậy không đủ cho hoạt động chi thường xuyên của đơn vị.

Điều này cho thấy Ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn hẹp. Việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức còn chưa phù hợp. Việc giao ngân sách hàng năm không sát với dự toán mà Bệnh viện đã lập. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của Bệnh viện trong giai đoạn phát triển. Đồng thời cũng làm cho mục tiêu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách Nhà nước không đạt kết quả đúng như mong muốn.

Về kinh phí không thường xuyên, đây là nguồn ngân sách cấp cho Bệnh viện để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Năm 3013, Bệnh viện được cấp Ngân sách Nhà nước để xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, xử lý các chất thải y tế nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, bảo vệ sức khỏe bệnh nhân, và môi trường sống. Năm 2014, 2015, nguồn ngân sách nhà nước cấp chủ yếu để mua sắm trang thiết bị y tế và sửa chữa nhỏ nhà cửa. Tuy hàng năm, bệnh viện vẫn được Ngân sách Nhà nước cấp cho một khoản kinh phí để mua sắm và sửa chữa nhưng con số này vẫn rất ít so với nhu cầu ngày một lớn trong đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh.

Bệnh viện giao thông vận tải là Bệnh viện công lập, tự chủ một phần kinh phí, do đó, việc ngân sách Nhà nước cấp cho Bệnh viện tuy không đủ nhưng phần nào cũng hỗ trợ nhiều cho Bệnh viện trong công tác chi thường xuyên và không thường xuyên.

Để có cái nhìn tổng thể hơn về ngân sách nhà nước cấp qua các năm cho Bệnh viện, được thể hiện qua biểu đồ 2.1:

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2013-2015

. Nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác

Tự chủ tài chính tạo động lực cho các đơn vị sự nghiệp tăng cường huy động các nguồn thu sự nghiệp từ việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nguồn tài chính đảm bảo chi các đơn vị thực hiện hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo đảm cho các đơn vị đứng vững trước những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong ngành y tế.

- Thu viện phí, thu Bảo hiểm y tế: Căn cứ vào mức thu viện phí của Nhà nước quy định cho các Bệnh viện công lập để xây dựng. Bệnh viện Giao thông vận tải Huế sử dụng bảng giá thu một phần viện phí theo theo quyết định 41/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, và quyết định số 50/2014/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 7/8/2014 về việc điều chỉnh, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

KP thường xuyên KP không thường xuyên

Thừa Thiên Huế quản lý. Các bảng giá thu một phần viện phí được niêm yết công khai tại khu vực dễ nhìn, đông người bệnh để người bệnh có thể năm bắt được dễ dàng các khoản chi phí để tạo sự công khai, minh bạch trong công tác thu viện phí.

- Thu khám dịch vụ, thu khám sức khỏe: Bệnh viện thực hiện mức giá thu đối với các dịch vụ khám theo yêu cầu, khám theo thỏa thuận theo mức giá đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, khám theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn mà Bộ y tế đã ban hành.

- Thu các hoạt động dịch vụ khác như thu trông giữ xe, hoạt động của căn tin, quầy thuốc... Bệnh viện đã tổ chức đấu giá công khai để có thể có nhiều cá nhân, đơn vị quan tâm tham gia nhằm giúp bệnh viện lựa chọn được đơn vị cung cáp dịch vụ tốt nhất và tăng thêm nguồn thu cho Bệnh viện, Việc thu nộp các khoản đóng góp từ các dịch vụ trên được thể hiện đầy đủ trên sổ sách kế toán và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

- Thu từ hoạt động khác như Giảng dạy, thực tập lâm sàng...Các khoản thu này của Bệnh viện được thực hiện dựa trên hợp đồng giữa hai bên trường học và Bệnh viện, mức giá các tiết giảng dạy do Bộ giáo dục và đào tạo quy định, các chi phí khác như vật tư tiêu hao, hóa chất,... được thu theo thực tế sử dụng.

- Thu hoạt động liên doanh liên kết được thực hiện theo đề án được lập và tỷ lệ chia doanh thu được phản ánh trên chứng từ sổ sách.

- Ngoài ra còn các khoản thu khác phát sinh không thường xuyên do Giám đốc quyết định mức thu nhưng vẫn theo quy định của Nhà nước.

Các đơn vị đều xác định nguồn thu sự nghiệp y tế là nguồn thu quan trọng nhất. Trong vài năm qua, nó có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu máy móc trang thiết bị phục vụ cho chẩn đoán và điều trị cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ.

Chi tiết các nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác của Bệnh viện được thể hiện qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.2

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác của Bệnh viện giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

S T T

Nguồn thu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2014 /2013 2015 /2014 1 Thu viện phí 1.567 7,7 1.898 7,9 2.409 6,3 121,1 126,9 2

Thu Bảo hiểm

y tế 18.278 89,5 21.278 88,5 34.560 90,9 116,4 162,4 3 Thu HĐ SXKD và dịch vụ 415 2,0 684 2,9 870 2,3 164,8 127,2 4 Thu khác 166 0,8 178 0,7 192 0,5 107,2 107,9 Thu từ sự nghiệp y tế và thu khác 20.426 100 24.038 100 38.031 100 117,7 158,2

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện GTVT Huế)

Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn thu sự nghiệp y tế của Bệnh viện có gia tăng qua 3 năm 2013-2015. Trong đó, sự gia tăng nhiều nhất trong tổng số nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện phải kể đến đó là tăng trong thu bảo hiểm y tế. Xét riêng năm 2015, thu Bảo hiểm y tế chiếm 90,87% trong tổng số thu sự nghiệp, tăng 62,42 lần so với năm 2014. Sở dĩ số thu bảo hiểm y tế tăng cao trong năm 2015 do năm 2015, bệnh viện đầu tư trang bị thêm 30 giường bệnh, tăng thêm các phòng khám để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao. Thu hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thu khác tuy có sự gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số thu.

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta sẽ thấy tổng hợp các khoản thu trong tổng số thu sự nghiệp y tế và thu khác tại Bệnh viện qua các năm 2013-2015.

Biểu đồ 2.2:Tổng hợp các nguồn thu sự nghiệp y tế và thu khác của Bệnh viện giai đoạn 2013-2015

Qua 3 năm 2013-2015, Bệnh viện vẫn áp dụng khung giá thu một phần viện phí theo quyết định 41/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, và quyết định số 50/2014/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 7/8/2014 về việc điều chỉnh, bổ sung mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý.

Tuy mức giá thu một phần viện phí đã được thay đổi, tăng hơn so với mức giá được xây dựng năm 1994 nhưng nhìn chung trong cơ cấu giá vẫn chưa đảm bảo được bù đắp chi phí cho các dịch vụ y tế nên bệnh viện vẫn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tự chủ tài chính. Thêm vào đó, việc khống chế tỷ lệ giữa thuốc và cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng...) trong khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cũng làm ảnh hưởng

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thu khác

Thu Bảo hiểm y tế Thu HĐ SXKD và dịch vụ Thu viện phí

không nhỏ đến nguồn thu. Bởi khi thực hiện theo tinh thần của Nghị định 43, để có được nguồn thu cao đòi hỏi các Bệnh viện nói chung và Bệnh viện Giao thông vận tải Huế nói riêng buộc phải tăng các chỉ định cận lâm sàng. Điều này lại là một nguy cơ gây vượt quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thực trạng này càng đòi hỏi nhu cầu cần đổi mới toán diện về giá viện phí và cơ chế tài chính.

Bên cạnh đó, Bệnh viện có khoản thu từ hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh là thu từ hoạt động liên doanh, liên kết đặt trang thiết bị y tế. Việc liên kết đặt máy đã được Bệnh viện xây dựng đề án và xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên và được quản lý chặt chẽ theo các quy định hiện hành, mức giá thu theo mức giá khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, thu có biên lai thu phí, lệ phí do Tổng cục Thuế phát hành. Khoản chênh lệch xác định hàng năm được thực hiện nghĩa vụ thuế, số còn lại được bổ sung vào nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện để thực hiện tái đầu tư nâng cấp chất lượng công tác Khám chữa bệnh theo quy định hiện hành.

Tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

S T T

Nguồn thu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 2014/ 2013 2015/ 2014 1 Kinh phí NSNN cấp 12.147 37,3 8.437 26,0 11.241 22,8 69,5 133,2 2 Thu từ sự nghiệp y tế và thu khác 20.426 62,7 24.038 74,0 38.031 77,2 117,7 158,2 Tổng thu 32.573 100 32.475 100 49.272 100 99,7 151,7

Như vậy, xét về mặt tổng thể, Ngân sách nhà nước cấp năm 2013 chỉ chiếm 37,3%, năm 2014 chiếm 26%, năm 2015 chiếm 22,8% trong tổng số nguồn thu của đơn vị, và tỷ lệ này giảm mạnh qua các năm. Điều này chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận tải huế (Trang 49 - 57)