Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ GTVT, Bộ Tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận tải huế (Trang 110 - 113)

Bộ Y tế

Để phát triển hoạt động sự nghiệp và hoàn thiện cơ chế tự chủ tại mỗi đơn vị thì các quy định, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đóng vai trò là cơ sở, nền tảng để các đơn vụ hoạt động. Nếu các cơ chế chính sách không phù hợp hoặc không đồng bộ có thể là rào cản gây khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Chính vì vậy, sự can thiệp gián tiếp của Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách là rất quan trọng, tạo động lực cho các đơn vị trong quá trình thực hiện cơ chế tự

chủ. Để tạo điều kiện cho các Bệnh viện công lập nói chung và Bệnh viện Giao thông vận tải Huế nói riêng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị mình, các cơ quan quản lý cần:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách về tài chính trong lĩnh vực y tế.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, kết quả và những khó khăn tồn tại sau nhiều năm thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính, việc đổi mới hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chế độ quản lý tài chính là yêu cầu được đặt ra với cơ quan quản lý Nhà nước. Ví dụ như Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng cho đến nay vẫn chưa ban hành bất cứ một thông tư nào hướng dẫn thực hiện Nghị định, các cơ chế đi kèm chưa đồng bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Bệnh viện Giao thông vận tải Huế nói riêng còn gặp nhiều lúng túng trong việc áp dụng theo Nghị định mới dẫn tới vẫn tiếp tục sử dụng Nghị định 43/2006/NĐ_CP. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập thúc đẩy việc đổi mới cơ chế quản lý. Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính chưa triệt để và hiệu quả đó là những tồn tại về cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật hướng dẫn chậm, chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn gây khó khăn cho quá trình triển khai.

Sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập đổi mới cơ chế quản lý. Hệ thống văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ,

định mức đã bộc lộ những bất cập, lạc hậu, gây khó khăn rất nhiều cho các Bệnh viện công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Vì vậy, sửa đổi các định mức, tiêu chuẩn phù hợp vói điều kiện thực tiến hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo cơ chế thuận lợi hơn trong việc thực hiện quyền tự chủ tài chính. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cần phải được tính toán kỹ càng dựa trên các căn cứ khoa học và cơ sở khách quan để tránh tình trạng các tiêu chuẩn, định mức không có tính thực tiến, kìm hãm sự phát triển của hoạt động sự nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về xã hội hóa, liên doanh, liên kết

Việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa, liên doanh, liên kết, giảm bớt các thủ tục chồng chéo, rườm rà nhằm khuyến khích, thúc đẩy và mở rộng các hình thức xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong các Bệnh viên công lập.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Cơ chế tự chủ tài chính đã giúp cho các đơn vị sự nghiệp công mở rộng quyền chủ động, linh hoạt trong thu chi của đơn vị minh, nhưng điều đó không có nghĩa là thu chi tùy tiện theo ý muốn của các đơn vị. Tự chủ phải được đặt trong khuôn khổ chung của pháp luật. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các văn bản, chính sách chế độ tài chính của các đơn vị.

Tại Bệnh viện giao thông vận tải Huế, ngoài cơ quan chủ quản là Cục y tế giao thông vận tải trực tiếp kiểm tra, giám sát, phê duyệt dự toán, xét duyệt quyết toán thì các cơ quan khác như Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Trước hết là giúp đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, sau đó là xem các văn bản đã ban hành có phù hợp hay không từ đó có biện pháp thay đổi cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận tải huế (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)