Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận tải huế (Trang 113 - 118)

Sửa đổi và điều chỉnh giá viện phí: Việc sửa đổi, xây dựng lại cơ cấu giá viện phí, ban hành mới các quy định liên quan đến giá viện phí đối với các Bệnh viện công lập là rất cần thiết, triển khai khung giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ, nhằm đảm bảo nguồn thu cho đơn vị, giảm sự bao cấp từ Ngân sách Nhà nước. Song hành với việc điều chỉnh giá viện phí, Nhà nước cần có các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp qua. Việc điều chỉnh giá viện phí làm tăng quyền lợi cho các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế.

Thay đổi cơ chế quản lý, thanh quyết toán Bảo hiểm y tế

Trong những năm gần đây, khi giá dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh nhân Bảo hiểm y tế đã được thay đổi một phần cho phù hợp với những yêu cầu mới, nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội Việt nam vân không thay đổi cơ chế quản lý, cách tính quỹ khám chữa bệnh như hiện tại gây khó khăn nhiều cho các Bệnh viện, bởi vì cách tính quỹ như hiện tại của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng với lộ trình giảm thẻ dẫn đến nguồn quỹ của các Bệnh viện tuyến trên bị hạn chế, trong khi nguồn quỹ của các trạm y tế xã phường thì rất nhiều, không sử dụng hết. Điều này dẫn đến các Bệnh viện tuyến trên luôn phải đối mặt với chi phí vượt quỹ, vượt trần đa tuyến đến. Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt nam, một khi Bệnh viện bị vượt quỹ, vượt trần thì phải có thời gian chờ đợi thẩm đinh, chờ nguồn, dẫn đến hầu hết các Bệnh viện bị gác tiền hoặc không được hoàn trả tiền khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Nguồn tài chính của Bệnh viện sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan Bảo hiểm xã hội dẫn đến tiêu cực trong cơ chế xin cho. Thêm vào đó, việc cơ quan Bảo hiểm xã hội không thanh toán khoản chi phí vượt quỹ, vượt trần cho Bệnh viện làm cho các Bệnh viện không có nguồn tài chính để chủ động trong hoạt động tự chủ tài chính của mình, vô tình đẩy Bệnh viện thành một con nợ

với các nhà cung cấp thuốc, vât tư tiêu hao. Hiện tại, các Bệnh viện đều gặp rất nhiêu khó khăn trong vấn đề vượt quỹ, vượt trần khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Thiết nghĩ, một khi đã thay đổi giá dịch vụ khám chữa bệnh thì các cơ quan chức năng cũng nên xem xét để đồng bộ trong việc thay đổi các cơ chế chính sách kèm theo.

Tiểu kết chƣơng 3

Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra ở Chương 3 nhằm hoàn thiện việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện Giao thông vân tải Huế, tạo điều kiện cho Bệnh viện khai thác tốt nhất các nguồn thu và sử dụng hiệu quả nhất các nội dung chi. Từ đó tạo nền tảng tốt cho Bệnh viện chuyển sang một giai đoạn mới trong tương lai là tự chủ tài chính theo hướng tự chủ hoàn toàn.

KẾT LUẬN

Trải qua 10 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, có thể nói Bệnh viện Giao thông vận tải Huế đã đạt được những kết quả nhất định, chuyên môn Bệnh viện được nâng cao, tài chính có nhiều đổi mới tích cực, đơn vị đã chủ động trong mọi hoạt động tài chính của đơn vị mình, có kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, lao động, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ.

Thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý rộng rãi cho việc phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để tăng thu, tiết kiệm chi, tái đầu tư tích lũy phát triển Bệnh viện và cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viện tại Bệnh viện. Có thể thấy rằng đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn cần giải quyết, do đó cần phải có sự nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với hoạt động của đơn vị.

Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tế tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế về vấn đề thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đề tài đã tập trung gải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập

- Phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế giai đoạn 2013-2015, từ đó nêu lên được những khó khăn, tồn tại đồng thời đưa ra được nguyên nhân của những khó khăn tồn tại đó.

- Định hướng sự phát triển trong thời gian tới của Bệnh viện và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, khi cơ chế chính sách về giá khám chữa bệnh, tiền lương thay đổi, Bệnh viện phải chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP nhằm đem lại cho Bệnh viện sự đổi mới và phát triển toàn diện hơn, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, đồng thời thúc đẩy việc quản lý sử dụng các nguồn tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Bệnh viện sẽ phải tiếp tục củng cố các hoạt động tài chính theo hương minh bạch, công khai, có kế hoạch. Phấn đấu đưa quản lý tài chính thành một động lực nâng cao chất lượng chuyên môn, tăng thu nhập cho cán bộ hơn nữa.

Trong phạm vi nghiên cứu giới hạn của đề tài luận văn và khả năng trình độ của tác giả, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong muốn rằng, những vấn đề đã được nêu ra trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ của Bệnh viện Giao thông vận tải Huế nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực y tế nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện Giao thông vận tải Huế, Báo cáo tài chính các năm 2012,2013, 2014,2015, Huế

2. Bệnh viện Giao thông vận tải Huế, Báo cáo tổng kết công tác khám chữa bệnh các năm 2012, 2013, 2014, 2015, Huế

3. Bệnh viện giao thông vận tải Huế, Quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện Giao thông vận tải Huế các năm 2012-2015, Huế

4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ_CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2006), Sửa đổi bổ sung thông tư số 71/2006/TT_BTC ngày 09/08/2006 của Bộ tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số

43/2006/NĐ_CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội

6. Bộ Y tế (2007), Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập, Hà Nội

7. Bộ Y tế - Bộ Nội Vụ (2008), Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 24/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

43/2006/NĐ_CP đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, Hà Nội

8. Bộ Y tế - Bộ Nội Vụ (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước, Hà Nội

9. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 ban hành Quy chế Bệnh viện, Hà Nội

10. Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận văn tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội

11. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội

12. Chính phủ (2012), Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đồi với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Hà Nội.

13. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

14. Cục y tế giao thông vận tải (2013), Quyết định số 199/QĐ-CYT ngày 5/09/2013 của Cục trưởng Cục Y Tế Giao thông vận tải quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Giao thông vận tải Huế, Hà Nội

15. Trần Văn Giao, Tập bài giảng về Quản lý tài chính, Học viện Hành chính Quốc gia.

16. Nghiêm Thị Thúy Hằng (2015), “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công”, cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính- viện chiến lược và chính sách, (18/09/2015)

17. Phạm Văn Khoan (2016), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính,Hà Nội.

18. PV Diệu Linh (2016), “ Tự chủ tài chính bệnh viện lo nợ, bệnh nhân lo bị tận thu”, báo Dantri.com.vn, (29/07/2016)

19. Nguyễn Văn Lượng (2012), Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế Tỉnh Bắc Ninh,

luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quản trị Kinh doanh, Thái Nguyên.

20. Nguyễn Văn Nam (2008), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Đài truyền hình Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

21. Phan Quý Phương (2014), “Thực tiễn lao động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và những đề xuất đổi mới hiệu quả cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới”, Stc.thuathienhue.gov.vn 22. Các trang website: 1. www.tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach 2. www.baohiemxahoi.gov.vn 3. www.caicachhanhchinh.gov.vn 4. www.bvtwhue.com.vn 5. www.mt.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận tải huế (Trang 113 - 118)