Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận tải huế (Trang 92 - 95)

Cùng với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao trình độ chuyên môn đó là phải đi kèm với đổi mới cơ chế tài chính tại bệnh viện, mà trước hết đó là đổi mới cơ chế hoạt động, chính sách tiền lương và giá dịch vụ y tế. Hiện tại hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chưa thể thực hiện nghị định 85/2012/NĐ-CP mặc dù nghị định này đã ban hành cách đây 4 năm, bởi Chính phủ tuy đã ban hành Nghị định nhưng đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn, chưa thay đổi điều chỉnh giá dịch vụ y tế làm cho các đơn vị rất lúng túng trong định hướng để phát triển, bắt buộc ngân sách nhà nước lại phải cấp cho các Bệnh viện để có kinh phí hoạt động. Đây là một bất cập rất lớn. Do đó, việc thay đổi điều chỉnh giá dịch vụ y tế là một điều kiện tiên

quyết trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các Bệnh viện công lập hiện nay.

Hiện nay, mặc dù đã thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình quy định tại Nghị định số 85/2012, song, tiến độ vẫn chậm hơn lộ trình khoảng 1 năm, khi tính đến cuối năm 2014, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở công lập mới điều chỉnh tính 3/7 yếu tố chi phí, các chi phí tiền lương, khấu hao nhà cửa, khấu hao trang thiết bị, đào tạo chuyển giao kỹ thuật sẽ được kết cấu dần vào giá dịch vụ và dự kiến năm 2018 sẽ tính đủ 7/7 yếu tố chi phí trong giá.

Khắc phục những hạn chế này và hướng đến xây dựng giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo nguyên tắc thị trường....Nghị định số 85/2012/NĐ-CP nói rõ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN kết cấu dần các chi phí vào giá dịch vụ, theo đó, đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương và chi phí trực tiếp; đến năm 2018 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý; đến năm 2020 sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Với cơ chế tính giá này, Nhà nước sẽ không phải trợ cấp qua việc duy trì giá thấp cho tất cả mọi đối tượng sử dụng dịch vụ công mà các đối tượng sử dụng dịch vụ sẽ phải trả đủ chi phí cung cấp dịch vụ. Phía các đơn vị sự nghiệp công do được hạch toán đầy đủ, toàn diện các chi phí cần thiết nên sẽ có động lực chuyển sang tự chủ ở mức cao hơn, từ đó nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công và cạnh tranh minh bạch, bình đẳng được với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Do vậy, cùng với việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ công, các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho các đối tượng chính sách, người nghèo không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cho các đối tượng này được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản thiết yếu mà còn từng bước hướng đến cải thiện chất lượng dịch vụ, quy trình, thủ tục... Đồng thời, cần tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc đưa ra lộ trình tính đúng và đủ chi

phí cần thiết vào giá dịch vụ sự nghiệp công sẽ khiến giá dịch vụ tăng, song, về cơ bản không phải là việc tăng chi phí, mà các khoản trước đây được Nhà nước bao cấp nay phải tính vào giá để Nhà nước chuyển phần ngân sách bao cấp cho các đơn vị sự nghiệp sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, người nghèo. Chẳng hạn, với việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, Ngân sách nhà nước thay vì bao cấp cho các cơ sở y tế chuyển sang hỗ trợ cho người dân tham gia Bảo hiểm y tế.[20]

Trong quá trinh thực hiện tự chủ về tài chính, Bệnh viện cần quán triệt những tư tưởng, quan điểm để lái con thuyền cho đúng đích, đó là:

- Tự chủ tài chính phải gắn liền với việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của Bệnh viện.

- Tự chủ tài chính sẽ giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước, Bệnh viện sẽ chủ động hơn trong việc khai thác các nguồn thu và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí có được. Tự chủ tài chính theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP, Bệnh viện phải hoàn toàn phải chủ động trong nguồn tài chính của mình do đó cần phải có sự cân đối các khoản thu chi cho phù hợp để có nguồn tài chính ổn định phục vụ cho công việc khám chữa bệnh của bệnh viện. do đó, tự chủ tài chính phải gắn liền với tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính.

- Tự chủ tài chính phải đảm bảo có tích lũy, đảm bảo sự ổn định và tăng thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức, điều này tạo động lực làm việc hiệu quả cho cán bộ nhân viên.

Những định hướng cần thiết đó là:

- Rà soát và hoàn thiện các văn bản, chính sách, chế độ về tự chủ tài chính theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và mới nhất là Nghị định

16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, bởi đến nay, khi chính sách về giá dịch vụ y tế thay đổi thì Nghị định 43/2006/NĐ-CP không còn phù hợp. Từ đó, có cơ sở để áp dụng hiệu quả, xây dựng hoàn chỉnh một quy chế chi tiêu nội bộ cho đơn vị phù hợp với tình hình mới.

- Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện. Điều này có nghĩa là quản lý tài chính vừa phải đảm bảo khung tài chính do Nhà nước quy định vừa phải đảm bảo cho các mục tiêu phát triển của Bệnh viện. Do đó, để tự chủ tài chính đạt kết quả tốt cần phải đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý tài chính. Điều này đòi hỏi người quản lý tài chính phải nhanh nhạy, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Đa dạng hóa các nguồn thu nhằm có nguồn kinh phí ổn định để đảm bảo các hoạt động của Bệnh viện trong giai đoạn mới. Thiết lập cơ chế quản lý thu chi có hiệu quả, nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài chính.

- Cần xây dựng một đề án chi tiết cụ thể về cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP, đồng thời đánh giá, phân tích tình hình tự chủ tài chính qua các năm thực hiện để phát hiện những vướng mắc, tìm nguyên nhân để có hướng giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện giao thông vận tải huế (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)