7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm về tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã
Tạo động lực làm việc là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người lao động trong thực thi công việc để đạt được các mục tiêu của tổ chức đề ra [19, tr. 54]. Bất cứ tổ chức nào cũng mong muốn nhân viên của mình có động lực làm việc vì thế tạo động lực làm việc cho nhân viên là một trong những
nhiệm vụ của các nhà quản lý.
Cho nên nhà quản lý cần phải biết CC đang cần cái gì; cái gì đang động viên khuyến khích CC, xác định biện pháp nào thích ứng trong quản lý nhằm đạt hiệu quả cao, để từ đó xây dựng hệ thống giải pháp tạo kích thích, tạo động lực cho CCCX. Bởi khi có động lực làm việc họ sẽ chủ động nâng cao hiệu quả công việc, sẵn sàng đón nhận những thay đổi để tạo ra sự thay đổi tích cực trong công việc.
Để tạo động lực làm việc cần có một hệ thống chính sách cũng như các biện pháp và cách thức để tác động vào quá trình làm việc của CC. Đây chính là điều kiện cần để kích thích sự tham gia của công chức vào quá trình lao động, đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo và nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả công tác của tổ chức.
Do đó, có thể nói việc tạo động lực làm việc cho CCCX là việc vận dụng hệ thống các chính sách, cách thức của các cơ quan quản lý nhà nước đối với CCCX nhằm tạo ra trạng thái tâm lý tốt nhất thúc đẩy, kích thích người CCCX tự giác, hăng say, nỗ lực làm việc, phát huy mọi khả năng trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao vì lợi ích chung của xã hội, địa phương.