7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân:
+ Thái độ: là cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và cảm xúc của con người đối với một sự vật, hiện tượng nào đó. Thái độ chi phối hầu hết hành vi của con người. Và đối với động lực làm việc cũng vậy, trong cùng một công việc, cùng một điều kiện làm việc như nhau, nếu hai công chức có động lực làm việc khác nhau phần lớn chính là từ thái độ của họ đối với công việc, điều kiện làm việc đó khác nhau. Chẳng hạn, như khi 2 công chức có cùng vị trí công tác và điều kiện làm việc như nhau, được giao nhiệm vụ là vận động người dân tham gia thực hiện các tiêu chí về Nông thôn mới trên địa bàn xã. Nếu công chức có thái độ tích cực sẽ xem xây dựng Nông thôn mới thật sự mang lại nhiều lợi ích cho người dân, thúc đẩy sự phát triển ở địa phương, họ sẽ nỗ lực, phát huy hết vai trò của mình để vận động người dân thực hiện tốt hơn so với công chức chỉ có thái độ đơn thuần xem vận động người dân tham gia thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới là nhiệm vụ họ phải làm.
+ Động cơ: cũng giống như mong muốn, đó là nhu cầu phát sinh từ bên trong con người. Động cơ kích hoạt và khuyến khích hành vi của con người vào mục tiêu nào đó mà có thể không cần tới kích thích bên ngoài. Ví dụ như công chức mong muốn được thăng tiến thì họ sẽ nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt công việc, để được chú trọng, được cấp trên đề bạt.
+ Tính cách: Tính cách là yếu tố thuộc về tâm lý của công chức, tính cách khác nhau sẽ hình thành những mong muốn khác nhau ở từng công chức và từ đó quyết định họ muốn làm công việc nào đó đến mức độ nào. Chẳng hạn như một người tính hướng ngoại, cởi mở mà nếu bố trí công việc gò bó vào khuôn khổ, không phát huy tính hướng ngoại của họ sẽ làm giảm đi động lực làm việc của họ phần nào.
- Yếu tố thể chất - sinh học:
Các yếu tố thể chất, sinh học của công chức bao gồm: giới tính, tuổi tác, thể lực. Tùy theo giới, độ tuổi, thể trạng khác nhau thì CC có nhu cầu và
mong muốn khác nhau. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy họ làm hay không làm công việc nào đó và làm với mức độ như thế nào? Nhiều hay ít? tích cực hay không tích cực? Ví dụ như: đặc tính của phụ nữ thích hợp làm công việc nhẹ nhàng, độ tỉ mỉ, cẩn thận cao, do đó họ thích hợp với công việc văn phòng, kế toán... Do đó khi nhà quản lý bố trí việc căn cứ theo đặc điểm thể chất - sinh học cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm phát huy tốt năng lực của công chức, chất lượng hiệu quả công việc sẽ cao hơn.