Công chức cấp xã, tính chất, đặc điểm công việccủa Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

1.2.1.1: Khái niệm công chức cấp xã.

Theo luật Cán bộ công chức năm 2008 tại khoản 3 điều 4 quy định rõ:

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như vậy công chức cấp xã là một phần trong lao động của bộ máy nhà nước đứng bên cạnh cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng tại các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Họ là những người làm việc trong hệ thống hành chính quốc gia, có chức năng quản lý, thực thi công vụ với tính chất đặc biệt đòi hỏi trình độ cao hơn so với đội ngũ lao động nói chung trong xã hội, lao động trí tuệ là chủ yếu, có phạm vi ảnh hưởng rộng, trách nhiệm chính trị rất cao và sống chủ yếu bằng tiền lương, đồng thời công việc được bảo đảm tính ổn định, có quyền lực và danh dự tương ứng với từng chức danh, vị trí công tác.

Với hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay thì công chức cấp xã biên chế cho 07 chức danh sau: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hoá - xã hội, và những người làm việc trong cơ quan Đảng mà không phải là cán bộ tuy nhiên những người đảm nhận các công việc đó nên xác định là viên chức hành chính, giúp việc cho thủ trưởng chứ không nên xếp vào công chức hành chính cấp xã theo nghĩa hẹp là công chức hành chính.

Như vậy trong luận văn này khái niệm công chức cấp xã đượchiểu là biên chế tại 07 chức danh nói trên.Tùy vào đặc điểm cụ thể của từng xã như loại xã mà có số lượng biên chế cho 07 chức danh công chức đó là không giống nhau nhằm đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng biệt của từng xã.

1.2.1.2: Đặc điểm của công chức cấp xã ảnh hưởng tới động lực làm việc

- Công chức là một nhóm lao động chuyên biệt: Công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng là những người có vị thế xã hội, bởi họ chính là những người đang giữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo, được xếp theo ngạch, bậc tương ứng trong hệ thống, được sử dụng quyền lực nhà nước - một quyền lực đặc biệt, được nhà nước đảm bảo để thực thi công vụ, nhân danh nhà nước trong hoạt động công vụ. Xuất phát từ tính chất đặc biệt này mà công chức nói chung và công chức cấp xã có những đặc điểm khác biết với các nhóm lao động khác trong xã hội.

- Số lượng đông đảo: Cơ quan hành chính nhà nước mà đứng đầu là Chính phủ là cơ quan chấp hành và điều hành, quản lý mọi mặt đời sống xã hội, trên một lãnh thổ rộng lớn của mỗi quốc gia. Bộ máy đó luôn phải sử dụng một lực lượng lao động đông đảo nhất. Tại Việt Nam với diện tích : 331.210 km2 , có dân số : 90 triệu trong đó công chức: 2,8 triệu người chiếm 3% dân số quốc gia theo thống kê trong bài báo của tác giả Dương Trung Quốc từng là Đại biểu Quốc Hội khóa X, XI đơn vị Đồng Nai. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì cứ 40 người dân thì có một người là công chức. Kéo theo đó số lượng công chức cấp xã không phải là ít theo thống kê đến năm 2014 cả nước có 111,5 nghìn người (bình quân 10 người/xã).

Với quy mô nhân sự đông đảo công tác quản lý nhân sự đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề tạo động lực làm việc là rất phức tạp bởi mỗi người mỗi nhu cầu, mỗi đặc điểm nhân khẩu học, mỗi tâm sinh lý, mỗi mục tiêu khác nhau.

- Môi trường làm việc mang tính thức bậc chặt chẽ: Đối với công chức cấp xã là những người làm việc trong tầng nấc cuối cùng trong hệ thống nhiều thứ bậc và rất chặt chẽ, cấp dưới buộc phải phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị, mệnh lệnh hành chính, chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên thì càng phải chịu nhiều áp lực từ

nhiều cấp quản lý phía trên, chịu nhiều sự ràng buộc, cứng nhắc trong thực thi công vụ, nếu việc phân quyền, ủy quyền của lãnh đạo quản lý không tốt sẽ dẫn tới công chức cấp xã có cảm giác không được tư do sáng tao, linh hoạt làm chủ công việc của mình, mà công việc mang tính rập khuôn cứng nhắc dẫn tới động lực làm việc yếu.

- Sự ổn định về nhân sự: Con đường chức nghiệp của công chức mang tính ổn đinh suốt đời điều đó có nghĩa là công chức không phải đối mặt với áp lực tìm việc làm, chính điều này bên cạnh tác động tích cực tạo tâm lý yên tâm làm việc, lại mang đến nhiều tác động tiêu cực trong động lực làm việc. Hạn chế lớn nhất phải kể đến là tâm lý trì trệ, ỷ lại trong một bộ phận rất lớn công chức, họ mang trong mình tâm lý không cần phải nỗ lực cố gắng bởi con đường chức nghiệp đầy tháng, đủ năm thì nâng bậc, nâng lương mặc dù lượng công việc là không thay đổi, mặt khác tạo ra sự không công bằng giữa các công chức bởi quyền lợi được hưởng không tương xứng với lao đông gây ra tâm lý không cố gắng làm việc ở mức nỗ lực cao, động lực làm việc yếu.

- Mục tiêu hoạt động là cung cấp dịch vụ công: Hoạt động công vụ của công chức cấp xã ảnh hưởng đến nhiều nhóm lợi ích trong xã hội và mang ý nghĩa xã hội hơn là ý nghĩa kinh tế, làm việc trong khu vực công mang lại nhiều lợi thế như được sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước điều này không một tổ chức nào ngoài nhà nước có, từ đó vị thế của công chức được nâng cao.

Mục tiêu cung cấp dịch vụ công mang lại một ý nghĩa phi kinh tế có tác động mạnh mẽ đến động lực của công chức. Người ta vẫn luôn cảm thấy tự hào khi đóng góp sức mình vào thực hiện các nhiệm vụ xã hội, có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều người như mục tiêu phát triển đất nước, giữ vững an ninh quốc gia. Đó là lợi thế của khu vực công trong tạo động lựclàm việc cho công chức của mình.

Tuy nhiên những mục tiêu đó thường khó lượng hóa một cách cụ thể, tính phản hồi từ công việc chậm và không trực tiếp điều này dễ gây ra tình trạng trốn tránh trách nhiệm, ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc.

- Quản lý nhân sự bằng các ràng buộc pháp lý: Việc quản lý công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng bắt buộc tuân thủ theo trình tự thủ tục của luật

định, trong thực thi công vụ yêu cầu cao về việc đúng quy trình, trình tự thủ tục hợp pháp, bắt buộc thực hiện nên đôi khi hiệu quả công vụ giảm sút. Ví dụ như việc công chức cấp xã nhận được một quyết định của cấp quản lý ban hành sai thẩm quyền thì được phép kiến nghị lên cơ quan cấp trên nhưng không được dừng thực hiện nhiệm vụ, người công chức vẫn tiến hành thực thi công vụ sai trái đó, sau khi có kiến nghị, mặc dù biết trước hiệu quả kinh tế, xã hội kém, thậm chí gây mâu thuẫn trong xã hội. Tuy nhiên người công chức không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực thi quyết định đó. Đó cũng là những yếu tố tạo nên sự phụ thuộc, rập khuôn, sức ỳ, sự trì trệ, kìm hãm động lực làm việc của người công chức.

- Trực tiếp cung cấp dịch vụ công, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người dân: Công chức cấp xã là những người trực tiếp làm việc với người dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều do đội ngũ công chức cấp xã phổ biến, triển khai để nhân dân hiểu rõ và thi hành. Công chức cấp xã thường hội tụ đủ các vai trò khác nhau mà họ phải thể hiện như: công dân; đồng hương, bà con, họ hàng; người đại diện của cộng đồng; đại diện cho Nhà nước... Những vai trò này vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn, xung đột trong mỗi hoàn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công vụ của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - nhà nước.

Hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã mang tính đa dạng, phức tạp. Họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địa phương, mang tính thường xuyên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Hiện nay trình độ của công chức cấp xã đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về trình độ văn hoá, nhận thức, năng lực thực thi công vụ, đặc biệt là công chức ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính những đặc điểm trên đã dẫn tới những khó khăn, những áp lực trong thực thi công vụ của người công chức cấp xã, làm giảm động lực làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)