Tình hình công chức cấp xã huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Huyện Sóc Sơn có 25 đơn vị hành chính cấp xã và một thị trấn với bảy vị trí chức danh công chức cấp xã. Theo khoản 3 điều 61 luật cán bộ công chức năm 2008. Tùy vào xếp hạng loại 1,2,3 của từng xã mà có sự phân bổ số biên chế cho 7 chức danh nói trên là khác nhau. Hiện nay toàn huyện Sóc Sơn có 300 công chức cấp xã, trung bình mỗi vị trí chức danh có 2 công chức đảm nhận. Số lượng biên chế nói trên sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến động lực làm việc cũng như công tác tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã.

Với những đơn vị có số lương biên chế quá nhiều đối với một vị trí chức danh không quá phức tạp sẽ dẫn tới tình trạng “việc ít người nhiều”, công việc nhàm chán do tính chất lặp đi lặp lại những thao tac đơn giản, không có tính thách thức trong công việc, không kích thích sự sáng tạo mà ngược lại rập khuôn, nhàm chán thì tạo ra tâm lý chán nản, chủ quan và thụ động trong làm việc. Thậm chí sự phân công công việc không rõ ràng giữa các công chức trong cùng một trí sẽ dẫn tới tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi, trông chờ ỷ lại vào nhau vì không ai nhận đó là việc của mình, dẫn tới có thể sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ, hoặc bỏ sót chức năng nhiệm vụ không thực hiện. Ngươc lại đối với các vị trí có mức độ phức tạp cao hơn, với nhiều đầu mối công việc thì sẽ gây ra áp lực lớn đối với công chức đảm nhận vị trí chức danh đó gây ra tâm lý choáng ngợp trước công việc, vì lượng công việc quá nhiều, làm mãi không hết việc mà dẫn tới chán nản. Bởi khi đó mức độ thách thức của công việc là quá cao so với khả năng của công chức, làm cho công chức mất động lực làm việc. Theo điều tra cho thấy có tới 47% công chức được hỏi đã trả lời có quá nhiều biên chế trong chức danh công chức mà họ đang làm việc, có tới

37,5% công chức được hỏi đánh giá không hài lòng với chính sách bố trí nguồn nhân lực tại cơ quan đơn vị. Đây chính là minh chứng cho việc thừa biên chế và phân bổ biên chế không hợp lý sẽ ảnh tưởng lớn đến động lực và tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Sóc Sơn.

- Trình độ chuyên môn:

 Thạc sỹ là 12 người chiếm 4.%,  Cử nhân là 241 người chiếm 80%,  Cao đẳng là 11 người chiếm 4%  Trung cấp là 36 người chiếm 12%.

Trình độ chuyện môn của đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Sóc Sơn đã có nhiều thay đổi và đạt được một mức khá tốt, tỷ lệ Thạc sỹ là 4 % , Đại học là 80% đội ngũ này sẽ có nhiều đóng góp cho nền công vụ của huyện nhà. Tỷ lệ Cao đẳng, trung cấp đã dần được giảm chỉ còn lai 16 % số này phần lớn là đội ngũ công chức sắp hết độ tuổi lao động, trong tương lại sẽ được thay thế và bổ sung đội ngũ có trình độ cao hơn.

Với trình độ chuyên môn nói trên việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã sẽ có những điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn bởi phần lớn là công chức trẻ, có trình độ, có đầy đủ điều kiện để áp dụng các phương pháp tạo động lực tiến tiến. Nhưng ngược lại nếu làm không tốt công tác tạo động lực thì đội ngũ này sẽ sớm phát triển làn sóng “cháy máu chất xám” sang các khu vực khác bởi đây là đội ngũ có trình độ, có khát vọng cống hiến lao động nhưn gánh nặng về tài chính, đảm bảo nhu cầu của gia đình và bản thân, áp lực cống hiến, tiến thân, mong muốn được công nhận là rất lớn.

- Cơ cấu giới tính:

 Nữ giới là 100 người chiếm 33%  Nam giới là 200 người chiếm 67%

Trong cơ cấu giới tính đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Sóc Sơn tuy có một cơ cấu chưa cân bằng 1/1 nhưng với mức tỷ lên nam trên tỷ lệ nữ đạt 2/1 cũng là khá tốt. Cơ cấu giới tính phù hợp, cân đối sẽ có nhiều tác dụng trong tạo động lực làm việc

như tạo thuận lợi trong bố trí, phân công công việc phù hợp với đặc điểm tâm lý, sức khỏe và sự khéo léo, sự mạo hiểm, tính chịu áp lực. Bởi vậy khi có sự cân đối về tỷ lệ giới tính sẽ tạo ra sự bù đắp, hỗ trợ cho nhau trong công tác, giúp gắn kết, kết nối giữa hai giới tạo nên sức mạnh tạo nên sức mạnh tập thể và động lực làm việc tốt hơn.

- Trình độ tin học, trình độ tiếng anh:

 Đại học : 15 người chiếm tỷ lệ là 5 %

 Cao đẳng, trung cấp tin học : 65 người chiếm tỷ lệ là 22% trên tổng số công chức.

 Chứng chỉ chuẩn tin học do cục công nghệ thông tin truyền thông tổ chức sát hạch vào đầu năm 2017 đạt kết quả như sau: có 240 công chức đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số, còn lại 60 công chức chưa đạt chuẩn tin chiếm 20%.

 Tất cả công chức cấp xã đều có chứng chỉ tiếng anh đạt tỷ lệ 100% .

Tin học là một trong những kỹ năng cần thiết cơ bản, là điều kiện để tuyển dụng và sử dụng công chức trong các cơ quan nói chung và cấp xã nói riêng. Với thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, ngày nay hoạt động công vụ đã tiến hành ứng dụng các phần mềm điện tử, với hỗ trợ của hê thống máy tính làm cho hoạt động công vụ thuận lợi hơn rất nhiều. Đội ngũ công chức cần được trang bị kiến thức về tin học, máy tính để đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ và công tác, giảm bớt thao tác thủ công, thuận tiện hơn trong lưu trữ và khai thác dữ liệu.

Tuy nhiên thực tế vẫn còn 20% công chức cấp xã tại huyện Sóc Sơn chưa đáp ứng được chuẩn tin học theo đợt khảo sát gần nhất của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nguyên nhân là do lịch sử để lại phần lớn họ là đội ngũ công chức lớn tuổi, sắp nghỉ chế độ, đã thực hiện đào tạo nhưng khả năng, năng lực của hạn chế nên khó khăn trong tiếp nhận kiến thức mới. Tất nhiên không thông thạo về tin học sẽ là một cản trở lớn trong hoạt động công vụ gây ra áp lực công việc, chán nản và mất động lực làm việc.

Với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia đều bình đẳng trong một sân chơi chung, hướng tới xây dựng một thế giới phẳng, công dân quốc gia sẽ dần thay thế bằng công dân toàn cầu, áp lực cải cách sẽ là rất lớn nếu không muốn lạc hậu, đi sau

thời đại. Điều đó đòi hỏi đội ngũ công chức phải đảm bảo về tất cả các kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)