Nhóm giải pháp từ chính bản thân người công chức cấp xã huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 106 - 142)

3.2.2.1 Xây dựng định hướng mục tiêu nghề nghiệp và phát triển con đường chức nghiệp

- Định hướng mục tiêu nghề nghiệp và định hướng lộ trình chức nghiệp sẽ làm nền tảng cho hành vi công vụ của người công chức, sẽ giúp người công chức chủ động rèn luyện, học tập chuẩn bị các yêu cầu về tâm lực, trí lực, về trình độ, kiến thức kỹ năng, xây dựng các kế hoạch cá nhân phù hợp với định hướng mục tiêu nghề nghiệp và lộ trình chức nghiệp đã định

- Nhờ đó mà người công chức có động lực lao động và hoạt động lao động đạt được mục tiêu của nó bởi vì khi đó họ đang khát khao, nỗ lực lao động cống hiến hoàn thành công việc được giao và có được sự sáng tạo hay cố gắng phấn đấu hết mình trong lao động, chứ không phải coi công việc đang làm như một nghĩa vụ phải thực hiện theo một sự ràng buộc, ép đặt đưới dạng một hợp đồng lao động mà thôi.

- Người công chức cần phải xây dựng định hướng nghề nghiệp và lộ trình chức nghiệp rõ rằng như:

+ Cần hiểu rõ hệ thống nhu cầu cá nhân của bản thân khi tham gia công việc bao gồm những điều gì, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

+ Xây dựng hệ thống hóa mục tiêu cá nhân.

+ Xác định, tìm kiếm và chọn lựa ngành nghề, lĩnh vực nghề nghiệp, thậm chí là tổ chức, cơ quan đơn vị có thể thỏa mãn các nhu cầu của bản thân.

+ Đánh giá năng lực của bản thân về cả kiến thức, kỹ năng, thái độ, nguồn lực vật chất khác, tiến hành bù đắp khi cần thiết.

+ Cân đối mức độ hài hòa giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức để lựa chọn tổ chức và ngành nghề lao động phù hợp.

+ Hoạch định lộ trình chức nghiệp theo thời gian và đảm bảo các điều kiện cần và đủ, nỗ lực hoàn thành mục tiêu của mình.

+ Đánh giá theo gian đoạn, tiếp tục chỉnh sửa để phù hợp với tình hình thực tiễn.

3.2.2.2 Đảm bảo tốt nhất về thể lực, trí lực để hoàn thành tốt công việc

Trí lực và thể lực tốt của người công chức có vai trò rất lớn được coi là nên tảng của động lực làm việc và tạo động lực làm viêc của công chức.

Yều cầu trí lực tốt

Để thực thi công vụ có hiệu quả cao, chất lương tốt người công chức phải thực sự có chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững những thao tác kỹ thuật liên quan tới nghiệp vụ chung và riêng do yêu cầu công việc đòi hỏi ví dụ như công chức văn phòng thống kê phải biết kỹ thuật đóng dấu, soạn thảo văn bản, kỹ năng tổ chức, kỹ năng tiếp khách, công chức tiếp dân phải có kỹ thuật thẩm định hồ sơ, kỹ năng tốc ký, tóm tắt, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng máy tính , công chức địa chính phải có kỹ thuật đo đạc, kỹ thuật xem và đọc bản đồ, kỹ năng âm hiểu địa hình, thổ nhưỡng.. Công an phải có kỹ năng điều tra, kỹ quan sát, tư duy logic, kỹ năng phán đoán, giả định tình huống.v.v. Ngoài ra vẫn phải đảm bảo các kỹ năng chung như am hiểu pháp luật chung, pháp luật chuyên nghành, vận dụng, áp dụng pháp luật, kỹ năng giao tiếp, tổ chức hội họp, làm việc nhóm.v.v. tất cả những yều cầu trên phụ thuộc lớn vào sức khỏe của trí lực của mỗi người công chức.

Công chức cần rèn luyện tư duy của bản thân, mở rộng tầm nhìn nhận, kinh nghiệm lao động làm việc và gắn với hoàn thiện tư duy khoa học tiến hộ. Tránh tình trang tư duy lệch lạc, cổ hũ, chậm tiến bộ, tầm nhìn ngắn, không có khả năng tổng hợp, phân tích thì hoạt động công vụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi hoạt động của

công chức cấp xã mang tính kế thừa, tiếp nối lịch sử “ Chính trị ra đi hành chính ở lại”. Mặt khác hành chính nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội với tính chất cực kỳ phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn địa bàn hành chính, đối tượng phục vụ nhiều tần lớp, nhiều trình độ học vấn, nhiều quan điểm tư duy khác nhau.

Dưới sức tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường đề cao giá trị lợi nhuận và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ dẫn tới nhưng hệ lụy, nguy cơ bất hợp pháp, phạm tội rất dễ xảy ra, thậm chí là các loại tội phạm mới, với mánh khóe tinh vi, phạm vi hoạt động liên quan nhiều ngành lĩnh vực, nhiều địa phượng, số lương tham gia đông đảo và có tổ chức, thậm chí có sự tham gia của không ít CBCC nhà nước. Điều đó đặt ra yêu cầu người công chức phải thật sự tỉnh táo, nghiêm túc, am hiểu pháp luật và đời sống xã hội, kịp thời nắm bắt các xu thế, xu hướng phạm tội, giữ vững bản lĩnh trước sự lôi kéo của cái xấu, nhìn ra tâm địa và hành vi gian dối của cá nhân tổ chức khác.

Yều cầu thể lực tốt

Một trí lực minh mẫn, sáng tạo, một tư duy khoa học cấp tiến sẽ trở thành bất lực nếu có một cơ thể bệnh tật suy nhược, yếu hèn, một sức khỏe hạn chế không có khả năng chịu đựng áp lực công việc, một tâm lý tồi tệ, chán nản.

Hoạt động công vụ của công chức cấp xã chịu áp lực rất lớn, nhiều chiều từ người dân, quy mô dân số, trình độ dân trí, từ lãnh đạo quản lý trực tiếp, quản lý ngành lĩnh vực, áp lực từ thời tiết, địa hình thường xuyên làm việc ngoài công sở... vì vậy nếu không có thể lực tốt sẽ rất khó khăn trong thực thi công vụ, đông lực làm việc suy giảm khi mệt mỏi,đau yếu.

Để bảo vệ và xây dựng thể thực, trí lực người công chức nên lựa con một cách sống lãnh mạnh , hạn chế hoặc loại bỏ sử dụng các chất cấm, chất kích thích như ( bia , rượu, thuốc lá, chất gây nghiện khác, ma túy...) Thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh khoa học để đảm bảo các chất cần thiết cho cơ thế nhưng không quá dư thừa, lựa chọn nếp sống văn minh, lành mạnh quan tâm giúp đỡ người khác, sống thiện sống lành, không say xin, không cờ bạc, gian lận, không tà

dâm, không thức quá khuya, làm việc quá sức, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ kịp thời phát hiện những rối loạn, nhưng suy yếu, bênh tật để khắc phục.

3.2.2.3 Chủ động trong thấu hiểu công việc, lập kế hoạch, tổ chức thực thi công vụ

Trong thực thi công vụ muốn đạt được hiệu quả cao, muốn có động lực làm việc thì trước hết phải hiểu rõ về công việc của mình, hiểu rõ mới có thể tiến hành thực thi công công việc đó một cách đúng đối tượng, lựa chọn phương pháp cách làm phù hợp nhất.

Bởi vậy ngay từ đầu người công chức phải thật sự chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về công việc của mình gồm những chức trách nhiệm vụ gì, liên quan tới ai, quyền hạn và trách nhiệm cần có, lấy nguồn lực ở đâu và mức độ ra sao, mục tiêu các tiêu chuẩn cần đạt được là gì, công việc đó cần tới những năng lực gì, báo cáo cho ai, khi gặp khó khăn thì nhờ sự giúp đỡ tư vấn ở đâu ? Chính việc thấu hiểu những điều trên sẽ làm cho người công chức có sự chuẩn bị nhất định, có căn cứ và lập được kế hoạch hành động thực thi nhiệm vụ, và cuối cùng là lựa chọn các quyết định tối ưu để tổ chức thực hiện. Nhờ đó mà công việc có kết quả cao hơn. Đông lực làm việc cũng tăng lên.

Muốn làm được những điều đó đảm bảo các yêu cầu sau đây

- Phải có bản mô tả công việc, bản yêu cầu năng lực công chức và tiêu chuẩn công việc được xây dựng rõ ràng và người công chức phải chủ động tìm hiểu nghiên cứu.

- Công chức phải yêu cầu cơ quan đơn vị được bố trí đúng người đúng việc, đúng chuyên môn được đào tạo và tương xứng với năng lực của bản thân thì mới có thể thấu hiểu công việc một cách đầy đủ.

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc, giám làm giám chịu, thay đổi lối tư duy theo cách mới mạnh dạn thử nghiệm nhiều phương pháp cách làm để nâng cao hiệu quả công việc.

- Cập nhật kịp thời các quy đinh của pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành về công việc mình đảm nhận .

- Chủ động tìm hiểu cập nhật thông tin về đời sống xã hội trên địa bàn, bởi hoạt động công vụ của công chức cấp xã liên quan mật thiết tới đời sống xã hội tại địa phương để có thể chủ động đón đầu, thay đổi kế hoạch thực thi công vụ, các tiêu chí, tiêu chuẩn trong định hướng mục tiêu sao cho phù hợp và không phải bị động ứng phó.

3.2.2.4 Chủ động và thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng nghề nghiệp

- Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nếu không được tiếp tục trau dồi, bổ sung sẽ trở nên lạc hậu và thiếu sót, dẫn tới tình trang mất tương xứng giữa năng lực và yêu cầu công việc, độ khó từ công việc sẽ tăng cao, làm giảm động lực làm việc do không đáp ứng được đòi hỏi của công việc gây ra căng thẳng, áp lực cho người công chức.

- Cần rèn luyện các kỹ năng như ngoại giao tạo lập mối quan hệ, giao tiếp( nghe nói, đi đứng..) kỹ năng phân tích tổng hợp, quan sát đánh giá, kỹ năng máy tính( tìm kiếm, soạn thảo văn bản, tính toán..) bằng nhiều hình thức khác nhau như tự học tập từ chính những sai lầm, thất bại trong thực tiễn thực thi nhiệm vụ, trên mạng internet, hình thành thói quen đọc, học tâp từ bạn bè, động nghiệp những người có kinh nghiệm, học tập các khóa ngắn han, trung hạn, dài hạn, tham gia tọa đàm, hội thảo với các chuyên gia hành chính... để phục vụ tốt hơn công việc của bản thân .

3.2.2.5 Thường xuyên tự đánh quá trình thực hiện công việc, rút ra những hạn chế, yếu kém, những bài học kinh nghiệm và có những điều chỉnh kịp thời

Hoạt động thực thi công vụ cần được người công chức thường xuyên tự đánh quá trình thực hiện công việc, rút ra những hạn chế, yếu kém, những bài học kinh nghiệm và có những điều chỉnh kịp thời. Hạn chế tối đa các nguyên nhân, các nguy cơ có thể dẫn tới mất động lực làm việc, hoặc suy giảm động lực làm việc do không tiến hành đánh giá hiệu quả thực thi công vụ mang lại.

Công tác đánh giá cần được căn cứ trên những bản kế hoạch đã được xây dựng với các hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, mục tiêu định trước khi bắt tay vào tổ chức hoạt động thực thi công vụ. Hoặc cũng có thể văn cứ vào bản mô tả công việc, bản

yêu cầu công việc và bản yêu cầu năng lực công chức mà tổ chức gắn cho mỗi vị trí chức danh công chức hoặc do cá nhân công chức tự xây dựng.

Sau đánh giá phải tiến hành điều chỉnh có thể là điều chỉnh năng lực cá nhân, cũng có thể là người công chức tiến hành bù đắp kiến thức kỹ năng cần thiết, cũng có thể thay đổi lại kế hoạch, định hướng lại mục tiêu sao cho phù hợp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những nguyên nhân tồn tại của chương 2 ở chương 3 tác giả đã vạch ra quan điểm về tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã huyên Sóc Sơn, thành phố Hà Nội phải căn cứ vào các cơ sở lý luận khoa học về động lực, tạo động lực, khoa học quản lý... để làm cơ sở khoa học giúp tiến hành họat động tạo động lực làm việc; cơ sở pháp lý từ những chủ trương chính sách, quy định pháp luật của của Đảng và nhà nước, hơn hết; là căn cứ vào tĩnh hình thực tiễn dộng lực làm việc và tạo động lực làm việc. Áp dụng nhiều giải pháp, kết hợp cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần mới có thể mang lại hiệu quả.

Những giải pháp mà luận văn quan tâm là liên quan tới hai nhóm đó chính là chủ thể tạo động lực và chính bản thân người công chức: Trước tiên muốn thay đổi, đổi mới phải thay đổi từ cơ chế chính sách về chế độ lương, thưởng, phúc lợi, chế độ tuyển dụng, đánh giá. Sau đó là giải pháp liên quan tới cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải quan tâm tới chính sách xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, quản lý thực thi công vụ hiệu quả, tạo điều kiện môi trường làm việc tốt, phát huy vai trò của người lãnh đạo trong tạo động lực, trong đó chú ý tới việc duy trì các yếu tố cần và tăng cường các các yếu tố đủ, nhìn nhận rõ ràng thế mạnh của khu vực, giá trị nghề nghiệp và thách thức, cạnh trạnh của khu vực khác, tích cực học hỏi phương pháp quản lý phát triển nguồn nhân lực của khu vực tư, ứng dụng linh hoạt, sáng tạo vào quản lý trong khu vực công như vậy mới có thẻ giúp cho người công chức có một động lực làm việc tốt nhất và cuối cùng là người công chức phải có trí lực thể lực tốt, có ý thức chủ động thấu hiểu công việc, chủ động học tập nâng cao trình độ, tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân tronbg thực thi công vụ.

KẾT LUẬN

Tạo động lực làm việc là vấn đề quen thuộc nhưng không quá cũ, đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, các nhà quản lý trong tất cả các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức thuộc khu vực công một khu vực có những đặc thù, có những biểu hiện động lực và tạo động lực làm việc chưa hiêu quả, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra làm cho công tác tạo động lực càng trở nên cấp thiết hơn. Đông lực làm việc gắn với cá nhân người lao động và được chính bản thân người lao động đem đến kết tinh trong kết quả lao động làm việc của bản thân, nhà quản lý không thể mang trao cho họ nhưng có thể tạo ra các điều kiện để thôi thúc và gia tăng động lực làm việc đó chính là tạo động lực làm việc. Nhà quản lý các tổ chức có thể thực hiện tạo động lực làm việc thông qua các hoạt động quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức mình như tuyển dụng, hướng dẫn đào tạo bồi dưỡng, phân công công việc, đánh giá thi đua khen thưởng, các chính sách về phúc lợi như lương thưởng, các chính sách về xây dựng văn hóa công sở, điều kiện làm việc đảm bảo và phong cách lãnh đạo tiến bộ, phù hợp, hiệu quả.

Trên cơ sở những kiến thức mang tính lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động luận văn đã phân tích thực trạng động lực và tao động lực cho công chức cấp xã tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội từ đó có những đánh giá, những nhận diện về các vấn đề đặt ra, đưa ra hệ thống giải pháp cần phải quan tâm để tạo động lực làm việc tốt nhất cho đội ngũ công chức cấp xã tại Sóc Sơn, những giải pháp mà luận văn đưa ra đều dựa trên các nền tảng kiến thức về quản lý nguồn nhân lực nói chung gắn với đặc thù của hành chính cơ sở của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề tạo động lực làm việc là một vấn đề phức tạp và hết sức khó khăn vì vậy cần thiết phải huy động được sự phối hợp giữa người lao động, tổ chức, và chủ thể quản lý để tìm ra những con đường, những cách thức, phương pháp tiến hành đem lại hiệu quả cao nhất, trong thời gian ngắn nhất. Từ đó góp phần thực hiện các chương trình cải cách công vụ, công chức mà Đảng, nhà nước đang quan tâm nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thực trạng đông lực và tạo động lực làm việc của công

chức hành chính nói chung và công chức cấp xã huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nói riêng. Đảm bảo thực hiện tốt vai trò của đội ngũ công chức cấp xã_ là những người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 106 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)