Giới thiệu chung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Lịch sử : Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm thị trấn Xuân Hòa và 29 xã. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội [17]. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chuyển thị trấn Xuân Hòa và 4 xã Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng về huyện Mê Linh quản lý [5]. Huyện Sóc Sơn còn lại 25 xã. Ngày 3 tháng 3 năm 1987 thành lập thị trấn Sóc Sơn.

Về vị trí địa lý: Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), phía Đông Bắc giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), phía Đông Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía Nam giáp huyện Đông Anh, phía Tây giáp huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc).

Huyện Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội. Với diện tích 314 km2, rộng nhất trong số 14 quận huyện toàn thành phố Hà Nội trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 13.559 ha, đất lâm nghiệp là 4.557 ha . Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu

Sóc Sơn bằng sự phát huy nội lực của chính mình, biết vận dụng xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển, Sóc Sơn đã dần phát huy vai trò là ngoại thành của trung tâm phát triển kinh tế thứ hai của đất nước. Với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, cùng sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp (Nội Bài), các cụm công nghiệp, các làng nghề được đầu tư phát triển, đã biến Sóc Sơn từ một huyện thuần nông, hiện nay cơ cấu kinh tế Sóc Sơn đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Công

nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương ứng là 41.4%; 33.5%; 24.1%.(Xem biểu đồ 2.1) Công nghiệp 42% Dịch vụ 34% Nông Nghiệp 24%

Biểu đồ 2.1: Thể hiện cơ cấu tỷ trọng đóng góp của các nghành kinh tế của Sóc Sơn

(Nguồn: Tác giả khảo sát về động lực và tạo động lực làm việc cho CC cấp xã tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội 6/2017)

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10.43%/năm trong giai đoạn 2001-2005, cao hơn mức bình quân của cả nước (7.5%/năm).

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, các chương trình xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành quả. Có được những thành tựu đó là nhờ có sự chỉ đạo hợp lý, có chiến lược cụ thể của Hội đồng nhân dân huyện cùng với sự nhất trí đồng lòng của toàn thể nhân dân huyện Sóc Sơn trong thời gian qua và không thể phủ nhận vai trò, những đóng góp lớn lao của đội ngũ công chức cấp xã trong toàn huyện, chính đội ngũ công chức cấp xã là những người trực tiếp triển khai, hiện thực hóa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào đời sống nhân dân, là đội ngũ chính trực tiếp cung cấp các dịch vụ hành chính công duy trì sự hoạt động của bộ máy hành chính cấp xã làm tốt nhiệm vụ đảm bảo các lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần vào những thành tưu mà toàn huyện Sóc Sơn đã đạt được thời gian qua. Nhưng bên cạnh những thành tựu là những khó khăn mà huyện Sóc Sơn vẫn đang nỗ lực để giải quyết.

Đứng trước những định hướng mới, kỳ vọng mới, nhiệm vụ mới có rất nhiều thách thức, gánh nặng khó có thể giải quyết triệt để trong một sớm một chiều. Đặt ra yêu cầu bộ máy chính quyền cơ sở tại huyện cùng với nhân dân phải nỗ lực,

quyết tâm để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó cần quan tâm đến thái độ, động lực làm việc của đội ngũ công chức cấp xã trong toàn huyện. Phải tìm hiểu thực trạng động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã xem xét điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó tìm cách khắc phục, vì động lực làm việc của đội ngũ công chức cấp xã có vai trò quyết định đến việc đạt hay không đạt các mục tiêu đã đề ra, quyết định tương lại cho cả huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)