Thực trạng động lực và tạo động lựclàm việccủa công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 48 - 49)

lịch văn hóa như có chùa Non Nước, có Đền Sóc, có Núi hàm Lợn phát triển tốt về cả lượng khách nội địa và nước ngoài, có cảng hàng không quốc tế Nội Bài một lương khách nước ngoài rất lớn, có khu công nghiệp Nội Bài Có tất cả 39 nhà đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp Nội Bài chủ yếu bao gồm nhà đầu tư đến từ: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,Thái Lan, Singapore và Malysia (Trong đó Nhật chiếm 70%) . đặt ra yêu cầu giao dịch, giao tiếp ngoại ngữ cơ bản là khá lớn, để đáp ứng yêu cầu công việc cần phải có khả năng tiếng anh phù hợp.

Tuy nhiên trên báo cáo là 100% công chức có chứng chỉ tiếng anh cơ bản nhưng trên thực thế thì tỷ lệ công chức cấp xã có thể giao tiếp tiếng anh là rất ít, đặc biệt là kỹ năng nghe nói rất kém, không đảm bảo thực thi công vụ.

2.2. Thực trạng động lực và tạo động lực làm việc của công chức cấp xã huyện Sóc Sơn huyện Sóc Sơn

Có rất nhiều ý kiến cho rằng việc nhận diện, nắm bắt, phân tích về động lực và tạo động lực làm việc của người lao động trong một tổ chức là rất khó khăn bởi động lực làm việc của mỗi cá nhân là rất khác nhau và rất khó bộc lộ, hơn nữa động lực làm việc không phải là một tính cách cá nhân nên nó không phải là bất biến, nó có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh và dưới sức ép của các yếu tố ảnh hưởng khác. Động lực làm việc của cá nhân là một yếu tố phức tạp. Về một phương diện nào đó, nó là sản phẩm của sự giao thoa giữa một số đặc điểm tính cách, tâm lý và môi trường. Nói như vậy không có nghĩa là nó không hiện diện và chúng ta không thể năm bắt, tác động tới nó.

Động lực làm việc của công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng chịu nhiều tác động từ cả môi trường bên trong tổ chức, từ chính bản thân người lao động và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài cái mà cá nhân người công chức và tổ chức đó không thể kiểm soát được. Với những đặc điểm riêng biệt của công chức cấp xã và động lực làm việc của công chức cấp xã tại huyên Sóc Sơn nhằm tìm hiểu về vấn đề động lực và tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tác giả luận văn

đã tiến hành khảo sát nghiên cứu xoay quanh các nội dung về thực trạng động lực và tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã.

Động lực làm việc của công chức cấp xã có thể nhận biết dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau như :

- Mức độ tham gia vào công việc của công chức. - Mức độ yên tâm với vị trí việc làm hiện tại. - Mức độ quan tâm đến môi trường làm việc.

- Mức độ hài lòng với các chính sách tạo động lực của tổ chức.

Còn thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức có thể được đánh giá qua thực trạng thực hiện các công tác quản lý: Công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển, chính sách lương và chế độ đãi ngộ khác, công tác bố trí và sử dụng công chức, công tác đánh giá thi đua khen thưởng, công tác xây dựng văn hóa công sở, phong cách lãnh đạo ... qua đó có thể đánh giá thực trạng động lực và tạo động lực làm việc đối với công chức cấp xã tại huyện Sóc Sơn đang ở mức độ nào.

Để nhận biết được điều đó tác giả luận văn đã thiết kế và tiến hành phát phiếu điều tra cho hơn 200 đối tượng thuộc 2 nhóm là công chức cấp xã và lãnh đạo cấp huyện, xã tại huyện Sóc Sơn (số phiếu khảo sát được phát ra 238 phiếu, tổng số phiếu thu về 220 phiếu) kết hợp với việc sử dụng một số biện pháp như: phỏng vấn, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên số liệu và thông tin thu thập được tác giả đã mạnh dạn mô tả, đưa ra các nhận xét và phân tích về thực trạng động lực và tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Sóc Sơn như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)