Tạo động lực phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học về động lực và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

Lý luận có một vai trò hết sức to lớn đối với tất cả hoạt động thực tiễn, nó là cơ sở, là nền tảng, là kim chỉ nam cho hành động của thực tiễn như chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh “ Trong hoạt động thực tiễn, bất cứ làm việc gì muốn thành công phải có lý luận dẫn đường”. Hoạt động tạo động lực làm việc cũng không nằm ngoài quy luật đó, bởi vậy quan điểm đầu tiên mà cần phải quan tâm khi thực hiện tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Sóc Sơn đó chính là phải dựa trên sơ sở lý luận khoa học về động lực và tạo động lực làm việc như:

- Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã là việc cần thiết, khách quan, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong cả quá trình quản lý công chức.

- Cơ sở lý luận quan trọng nhưng chỉ là yếu tố cần mà chưa phải là yếu tố đủ, ngoài lý luận cần chú ý đến một số cơ sở khác như tình hình thực tiễn, các điều kiện cụ thể để hoàn thiện hơn các giải pháp của mình.

- Công chức cấp xã trước hết là những con người xã hội, người lao động bởi vậy khi tiến hành tạo động lực làm việc cho đội ngũ này cần chú ý dựa trên khoa học về quản lý như tâm lý học, khoa học quản lý nhân sự, các lý thuyết về động lực và tạo động lực làm việc, các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc, các loại động lực làm việc... đã được nêu ra và phân tích ở chương một, lấy đó làm một trong những căn cứ để đề ra giải pháp sao cho phù hợp.

- Tất cả các hoạt động thực tiễn trong đó có hoạt động tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã muốn đạt kết quả cao nhất cần phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, có sự kết hợp giữa nhiều cơ quan khác nhau trong hệ thống như từ cơ quan quản lý, cơ quan sử dụng, các cơ quan khác trong bộ máy hành chính nhà nước mà đại diện chính là các tập thể lãnh đạo, các cá nhân cán bộ, lãnh đạo quản lý

các đơn vị và chính bản thân người công chức cấp xã. Tùy theo từng tình huống, đặc điểm từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể mà có sự ưu tiên nhất định giữa các giải pháp cũng như các thành phần trong tổng hòa mối quan hệ nêu trên.

- Đội ngũ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng là một tập hợp lao động “đặc biệt” trong các “tổ chức đặc biệt” nên khi nghiên cứu và đề ra giải pháp cần chú ý tới các yếu tố mang tính đặc thù ảnh hưởng tới động lực và tạo động lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)