7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Tạo động lực bằng vật chất
Trong mỗi bản thân con người đều tồn tại hai mặt sinh học và xã hội, sự phát triển của con người gắn liền với sự phát triển của hai mặt này. Vì thế
muốn thúc đẩy sự phát triển của con người thì cần phải có sự kích thích về cả hai mặt vật chất và tinh thần để tạo ra đươc một sứ mạnh tổng hợp, cụ thể: Kích thích vật chất nhằm tác động vào mặt sinh học, kích thích tinh thần nhằm tác động vào mặt xã hội. Nhu cầu của con người là vô hạn, tổ chức không thể đáp ứng tất cả những nhu cầu của họ song khả năng của con người cũng là vô hạn. Do đó các nhà quản lý phải có những chính sách cụ thể tạo động lực cho người lao động để họ có thể cống hiến hết khả năng của bản thân.
Tạo động lực thông qua tiền lương
Theo điều 90 Bộ luật lao động 2012: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận”.
Tiền lương là một trong những công cụ đắc lực, là động cơ thúc đẩy con người làm việc. Tiền lương mà người lao động được trả phải đảm bảo phản ánh đúng sự đóng góp của người lao động và được những nhu cầu cần thiết cơ bản trong cuộc sống của họ thì người lao động mới phát huy được tài năng của mình, thúc đẩy được động lực lao động.
Tuy vậy không phải tổ chức nào cũng phải trả một mức lương thật cao cho người lao động để có được động lực vì điều này còn phụ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn chi trả của tổ chức. Do đó để nâng cao vai trò kích thích lao động thông qua tiền lương cần phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tiền lương với sự cống hiến của người lao động. Công tác trả lương cho lao động phải đảm bảo được những yêu cầu và nguyên tắc cỏ bản để có thể tạo được động lực cho người lao động làm việc.
Đối với người lao động thì tiền lương chính là khoản thu nhập chính trong hệ thống thù lao mà họ nhận được. Khoản tiền này sẽ giúp cho họ tái sản xuất sức lao động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động cũng như gia đình họ. Khi tiền lương cao sẽ là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao hiệu quả làm việc của mình và ngược lại khi tiền lương
thấp sẽ kìm hãm sự phát triển, người lao động dần dần sẽ thờ ơ với công việc mà mình lựa chọn.
Tạo động lực thông qua khen thưởng
Khen thưởng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nếu tổ chức, đơn vị, khen thưởng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích. Khi trong một đơn vị, tổ chức khen thưởng những nhân viên có thành tích tốt trong quá trình làm việc sẽ tạo được động lực để nhân viên phấn đấu và tích cực làm việc hơn nữa, nó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, những người có thành tích tốt sẽ được tuyên dương khen thưởng.
Có thể nói việc khen thưởng đúng người, khen thưởng đúng lúc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức, đơn vị, nhưng nếu khen thưởng không đúng người thì việc khen thưởng sẽ trở thành con dao hai lưỡi, nó sẽ làm cho tổ chức trở nên lộn xộn, đấu đá lẫn nhau, khen thưởng sai người sẽ làm mất đoàn kết nội bộ. Chính vì vậy mà khi khen thưởng đơn vị, tổ chức, cá nhân nào đó cần bình xét và cân nhắc thật kỹ để lựa chọn người xứng đáng nhất.
Khen thưởng cần có tổ chức, phải kết hợp chặt chẽ và có kế hoạch trước đó, nhằm động viên tinh thần, khuyến khích bằng vật chất cho người được nhận thưởng và tổ chức được nhận thưởng. Khi khen thưởng cần chú ý đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất và hình thức với các đối tượng khen thưởng, chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
Tạo động lực thông qua các khoản phúc lợi
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động.
Các loại phúc lợi cho người lao động:
Phúc lợi bắt buộc: Là các phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra
theo yêu cầu của phúc lợi. Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Ở Việt Nam, các phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
Phúc lợi tự nguyện: Là các loại phúc lợi mà các tổ chức đưa ra, tùy
thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của lãnh đạo ở đó. Bao gồm các loại sau:
Các phúc lợi bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khoẻ: Để trả cho việc ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục thể thao để tránh căng thẳng khi mà hiệu ứng stress ngày càng tăng trong môi trường làm việc hoặc chăm sóc ốm đau, bệnh tật.
- Bảo hiểm nhân thọ: Trả tiền cho gia đình người lao động khi người
lao động qua đời. Có thể người sử dụng lao động hỗ trợ đóng một phần bảo hiểm hoặc toàn bộ khoản tiền bảo hiểm.
- Bảo hiểm mất khả năng lao động: Trong một số công ty còn cung cấp loại bảo hiểm này cho những người lao động bị mất khả năng lao động không liên quan đến công việc họ đảm nhận.
Các phúc lợi bảo đảm
- Bảo đảm thu nhập: Những khoản tiền trả cho người lao động bị mất
việc làm do lý do từ phía tổ chức như thu hẹp sản xuất, giảm biên chế, giảm cầu sản xuất và dịch vụ…
- Bảo đảm hưu trí: Khoản tiền trả cho người lao động khi người lao
động làm cho công ty đến một mức tuổi nào đó phải nghỉ hưu với số năm làm tại công ty theo công ty quy định.