7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Các yếu tố bên trong
Văn hóa của tổ chức:
Theo GS.VS.TSKH. Trần Ngọc Thêm“ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Văn hóa tổ chứclà tập hợp các giá trị và chuẩn mực cụ thể được chia sẻ bởi con người, các nhóm trong một tổ chức, và kiểm soát cách thức họ tương tác lẫn nhau cũng như các đối tượng hữu quan bên ngoài tổ chức.
Văn hóa tổ chức là một trong những nhân tố, công cụ tác động tới động lực làm việc của người lao động, nó có chức năng lan truyền chủ thể cho các thành viên trong tổ chức, tăng sự ổn định của hệ thống xã hội trong tổ chức. Mặt khác, văn hóa thúc đẩy nhân viên cam kết với lợi ích chung của tổ chức, là chất keo dính, giúp gắn kết tổ chức lại thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn thích hợp để người lao động biết phải làm gì nói gì, bên cạnh đó có tác dụng kiểm soát, định hướng và hình thành nên thái độ hành vi của người lao động.
Văn hóa có tác dụng nâng cao sự cam kết của tổ chức làm tăng tính kiên định trong hành vi của người lao động. Những điều này rõ ràng đem đến lợi ích đích thực của tổ chức. Theo quan điểm của người lao động, văn hóa có giá trị vì nó làm giảm đáng kể sự mơ hồ, nó chỉ cho nhân viên mọi thứ được tiến hành như thế nào và cái gì là quan trọng, ngược lại nó cũng có thể là một gánh nặng khi những giá trị chung của tổ chức không phù hợp.
Phong cách lãnh đạo:
Lãnh đạo là người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Lãnh đạo là người xác lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể. Công việc của các nhà lãnh đạo là làm tư tưởng, tạo động cơ hoạt động cho mọi người.
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.
Theo K. Lêvin, nhà tâm lý học người Mỹ có 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản:
+ Phong cách lãnh đạo độc đoán: được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
+ Phong cách lãnh đạo dân chủ: được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa
họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu lãnh đạo này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
+ Phong cách lãnh đạo tự do: người quản lý chỉ vạch ra kế hoạch chung, ít tham gia trực tiếp chỉ đạo, thường giao khoán cho cấp dưới và làm các việc khác ở văn phòng. Chỉ làm việc trực tiếp với người bị quản lý hay tập thể trong những trường hợp đặc biệt.
Quan điểm lãnh đạo của nhà quản lý có tầm ảnh hưởng quan trọng tới động lực làm việc của nhân viên. Nhà quản lý tuy không trực tiếp tham gia vào công việc nhưng có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều phối công việc cho nhân viên.
Khả năng tài chính:
Khả năng tài chính của tổ chức là một trong những vấn đề then chốt quyết định chính sách tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Đối với những họat động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong nước, các hoạt động liên doanh liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính đối với các khoản chi thường xuyên thì thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không được vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Căn cứ vào tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, từng đơn vị, quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản thực hiện theo quy định.
Tổ chức sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để chi trả tiền lương, tiền công cho viên chức và người lao động theo cấp bậc và chức vụ do nhà nước quy định.
Nhận thức là quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.
Song song với thái độ và quan điểm của người lao động là nhận thức của họ về các yếu tố giá trị và nhu cầu cá nhân. Khi người lao động nhận thức đúng đắn vấn đề này sẽ giúp họ có thêm động lực phấn đấu làm việc và học tập nhằm đạt được nhu cầu và mong muốn của mình.