7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài
Chính sách của chính phủ
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ, chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
Thị trường lao động:
Thị trường lao động là nơi cung cấp sức lao động của những người có khả năng lao động và mong muốn được làm việc trong một địa phương hoặc một quốc gia cụ thể, là điều kiện cơ bản để lao động hợp lý và tổ chức lại sức lao động.
Thị trường lao động bao gồm: các hoạt động thuê mướn và cung ứng lao động nhất định để thực hiện những công việc nhất định, quá trình xác định các điều kiện lao động và tiền công phải trả cho người lao động.
Đối thủ cạnh tranh:
Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên những chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh trong kinh tế là cuộc chạy đua “Marathon kinh tế” nhưng không có đích cuối cùng, ai cảm
nhận thấy thì người đó sẽ trở thành nhịp cầu cho các đối thủ khác vươn lên phía trước.
Ngày nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh, coi cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, cùng với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý và điều khiển nền kinh tế quốc dân nói chung, trong tổ chức và điều hành kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển.
Trong một tổ chức cần chú ý đến đối thủ cạnh tranh trên thị trường để từ đó thực hiện tốt các mục tiêu, chính sách đãi ngộ giữ chân người tài gắn bó với đơn vị mình nhằm thu hút và duy trì lực lượng lao động đầy đủ về số lượng và chất lượng.