Chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ viên chức

Việc xác định mục tiêu đào tạo là một trong những nhân tố không thể thiếu trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo giúp cho tổ chức có nguồn nhân lực trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, đồng thời giúp lãnh đọa giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, giữa các đơn vị tập thể.

Trong quá trình phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc người quản lý rất khó đo lường nên để xác định nhu cầu đào tạo cho nhân viên cần trả lời các câu hỏi như: đối tượng tham gia đào tạo? Tiêu chuẩn tham gia đào tạo? Các kiến thức, kỹ năng cần thiết... Mặt khác, để xác định nhu cầu đào tạo cho nhân viên cần căn cứ vào trình độ chuyên môn, nhu cầu công việc,

Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cần căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của nhân viên do lãnh đạo trực tiếp đánh giá để xem nhân viên đó có hoàn thành công việc hay không. Những người có kết quả thực hiện công việc không đạt yêu cầu sẽ được cử đi học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng công việc. Những nhân viên mới được tuyển dụng hoặc do nhu cầu lao động thiếu hoặc những người từ bộ phận khác chuyển sang chưa quen với công việc sẽ được cử đi học.

Để hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng cần căn cứ vào các yêu cầu sau:

- Đào tạo phải đúng yêu cầu vị trí việc làm, tránh đào tạo những kiến thức không cần thiết.

- Phải phù hợp về tuổi, giới tính, trình độ, kỹ năng, trình độ, phẩm chất đạo đức.

- Những đối tượng chưa đáp ứng yêu cầu bắt buộc phải đi đào tạo. - Xem xét nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân đào tạo.

Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng từ khâu chiêu sinh, tổ chức đào tạo, quản lý chất lượng, đánh giá kết quả. Đổi mới công tác quản lý giảng dạy, học tập, tăng cường các biện pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập, rèn luyện của học viên, theo hướng phát huy tinh thần tự giác, tự học, dần dần biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đổi mới quy chế về đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo hướng nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực; tránh tình trạng tiêu cực, dễ dãi, hình thức; cương quyết xử lý những hiện tượng vi phạm quy chế quản

lý đào tạo, bồi dưỡng, những biểu hiện tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong quản lý, giảng dạy, học tập.

Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, thực hiện dạy lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với làm, nhà trường gắn với thực tiễn công tác ở cơ sở; trong giảng dạy chú ý xây dựng nhiều bài tập tình huống về thực tiễn lãnh đạo, quản lý, vận động nhân dân, thực hành công vụ ở cơ sở để rèn luyện kỹ năng công tác cho người học. Vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu của người học, tăng cường hình thức đối thoại, thảo luận, làm việc theo nhóm, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hợp lý và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)