Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển

luân chuyển

Đối với mỗi tổ chức các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc là tiền để để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Kết quả sau khi đánh giá sẽ là cơ sở để trả lương, thưởng, tăng lương hay luân chuyển. Việc xây dựng công tác đánh giá hoàn chỉnh sẽ phản ánh công bằng kết quả thực hiện công việc đó, để đạt được mục đích đó thì kết quả thực hiện công việc phải xác định rõ ràng, đầy đủ, chính xác và phù hợp với từng đối tượng.

Thông qua công tác đánh giá, nhân viên sẽ nắm được mức độ hoàn thành công việc của mình, phát huy những mặt tích cực và hạn chế các tiêu cực để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời, nhân viên sẽ biết được tổ chức đánh giá mình như thế nào về mình, để đưa ra mục tiêu phấn đấu. Trên thực tế, việc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi các cán bộ quản lý xây dựng phải có trình độ, am hiểu về công việc. Vì vậy, đánh giá viên chức có vai trò quan trọng và cần đảm bảo nguyên tắc sau:

- Đánh giá phải khách quan, công bằng. - Gắn với tiêu chuẩn chức danh.

- Dựa vào kết quả thực thi công vụ.

- Gắn liến với các hình thức khen thưởng, kỷ luật.

Đổi mới công tác đánh giá viên chức cũng phải bắt nguồn từ việc thay đổi cách tiếp cận, tư duy, tiếp nhận có chọn lọc. Kết quả của quá trình đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đạt kết quả cao, bố trí đúng năng lực, sở trường, khen thưởng đãi ngộ viên chức hợp lý.

Đánh giá viên chức luôn là khâu quan trọng của quá trình quản trị nhân lực, vì vậy, cần thiết lập một bộ phận chuyên về công tác đánh giá viên chức để đảm bảo tính chuyên nghiệp, khách quan, công bằng.

Đánh giá viên chức phải có phương pháp, thiết lập bộ phận chuyên trách có trách nhiệm căn cứ vào các tư liệu liên quan ghi chép về kết quả làm việc của viên chức để bình xét, đánh giá thành tích của họ.

Các kết quả của quá trình đánh giá cần được phân tích, sử dụng, làm cơ sở để sàng lọc, luân chuyển, quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực.

Quy hoạch, luân chuyển viên chức là khâu đột phá nhằm thúc đẩy viên chức làm việc hiệu quả. Công tác quy hoạch, luân chuyển viên chức cần đảm bảo các mục tiêu và yêu cầu nhằm đảm bảo nguồn cán bộ, viên chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trong quá trình thực hiện công việc.

Quy hoạch viên chức là việc lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn theo quy định và phù hợp với từng vị trí công việc để từ đó từng bước thử thách, giao nhiệm vụ từ thấp đến cao, rèn luyện từ thấp đến cao trong môi trường thực tiễn trước khi đưa đi đào tạo các chức danh nhằm bổ sung vào nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý.

Yêu cầu đặt ra với công tác quy hoạch cần phải bảo đảm tính “mở” và “động”, mở rộng dân chủ và công khai, không khép kín. Quy hoạch “mở” là một chức danh có thể quy hoạch một số người và một người có thể được quy hoạch vào một số chức danh. Quy hoạch “động” là quy hoạch

được rà soát thường xuyên, hằng năm có sự bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đưa vào quy hoạch những nhân tố mới và đưa ra khỏi quy hoạch những người không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Công tác quy hoạch cần gắn kết với đánh giá viên chức và phải xác định đây là tiêu chí quan trọng đặc biệt.

Viên chức đưa vào quy hoạch phải bảo đảm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có năng lực thực tiễn thể hiện qua kết quả công tác; chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực trong đơn vị công tác. Đồng thời, phải thể hiện được uy tín thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm và kết quả đánh giá viên chức hằng năm. Bên cạnh đó, quy hoạch nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý. Qua đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng số viên chức đó theo quy hoạch.

Luân chuyển như một giải pháp, một cách thức để đào tạo, rèn luyện, phát triển cán bộ, viên chức được quy hoạch, tạo điều kiện để nâng cao trình độ, khả năng cho cán bộ thuộc diện quy hoạch đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu đối với vị trí, chức danh quy hoạch. Nói cách khác, luân chuyển cán bộ phải trên cơ sở quy hoạch cán bộ và căn cứ quy hoạch để xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ. Việc luân chuyển cán bộ cần tính đến những đặc điểm về công việc, vị trí chức danh mà cán bộ được quy hoạch có thể được bổ nhiệm trong tương lai, tạo điều kiện cho cán bộ thích ứng với thực tiễn, phát huy được năng lực sở trường và bổ khuyết những kiến thức, kỹ năng mới. Nếu việc lựa chọn địa bàn, chức danh luân chuyển không hợp lý, không đáp ứng được yêu cầu đào tạo sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của cán bộ được luân chuyển và nơi tiếp nhận cán bộ luân chuyển về, quá trình tiến hành luân

chuyển phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, mở rộng dân chủ và có bước đi thích hợp.

Để công tác quy hoạch và luân chuyển có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu tạo nguồn, rèn luyện đội ngũ viên chức trong giai đoạn tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác quy hoạch, luân chuyển. “Quy hoạch viên chức là một nội dung trọng yếu của công tác tạo động lực làm việc, nhằm giúp viên chức đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Luân chuyển là để học tập, rèn luyện, hoàn thiện các kỹ năng, kinh nghiệm công tác của viên chức. Tạo nguồn quy hoạch, luân chuyển viên chức. Để có nguồn quy hoạch viên chức lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần mạnh dạn giao các việc khó, việc mới cho họ, đặc biệt là cán bộ trẻ, tạo môi trường rèn luyện, nâng cao năng lực, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý cho họ.

Việc quy hoạch, luân chuyển cần phải được thực hiện công khai, minh bạch, tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy định. Luôn đề cao ý thức, trách nhiệm, bản lĩnh của cán bộ, đảng viên trong quá trình bỏ phiếu quy hoạch để khắc phục tính hình thức, dễ dãi; việc lựa chọn cán bộ vào diện quy hoạch thực sự khoa học, chọn những cán bộ xứng đáng nhất, có uy tín và sức quy tụ cao, phù hợp với vị trí quy hoạch. Kết quả quy hoạch được công khai trong cơ quan, đơn vị để cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị theo dõi, giám sát và đánh giá đúng về cán bộ thuộc diện được quy hoạch.

Mặt khác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, đặc biệt trong công tác đánh giá viên chức. Làm tốt công tác đánh giá chính là tạo cơ sở tốt để thực hiện quy hoạch, luân chuyển, sử dụng viên chức. Công việc này cần có những tiêu chí cụ thể, cần được tiến hành dân chủ, công khai. Việc luân chuyển cũng cần được thực hiện các khâu chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan ở cả nơi đi và nơi đến. Cán bộ, viên chức luân chuyển cần được bố trí công việc phù hợp để phát huy tốt nhất năng lực, kinh nghiệm công tác.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá về quy hoạch, luân chuyển, kiên quyết xử lý kịp thời các sai phạm trong quy hoạch, luân chuyển, tạo niềm tin của nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)