Mục đích, ý nghĩa, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc tiếp công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 35)

1.1.3.1. Mục đích của tiếp công dân

Tiếp công dân và giải quyết các công việc của công dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Tiếp công dân là để lắng nghe và giải thích những thắc mắc, khó khăn của công dân, từ đó hƣớng dẫn công dân thực hiện các thủ tục hành chính khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tại cơ quan nhà nƣớc, giúp công dân giải quyết nhanh chóng, thuận tiện những công việc hàng ngày trong mối quan hệ với cơ quan nhà nƣớc.

Tiếp công dân là để tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của công dân, điều này nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác tiếp công dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc tiếp công dân giúp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả.

Tiếp công dân cũng là để hƣớng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; khắc phục hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng đối với công dân và quần chúng nhân dân.

Tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị. Đây là sự cụ thể hóa quyền tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội của công dân, đồng thời cũng thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Việc tiếp công dân cũng đặt ra yêu cầu mang tính bắt buộc đối với cơ quan Nhà nƣớc và cán bộ, công chức phải luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.

1.1.3.2. Ý nghĩa của tiếp công dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi” [18]. Thông qua tiếp công dân, Đảng và Nhà

nƣớc có điều kiện lắng nghe, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân liên quan trực tiếp tới hoạt động của cán bộ, công chức, cơ quan Nhà nƣớc hoặc về cơ chế, chính sách, đời sống dân sinh... giúp cho cơ quan Nhà nƣớc sớm thấy đƣợc những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực để điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nƣớc đề ra.

Thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và phát huy quyền làm chủ, quyền giám sát đối với hoạt động của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nƣớc; giúp cho cơ quan nhà nƣớc kiểm tra, đánh giá, phát hiện và xử lý các hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng xã hội. Vì vậy, việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân, gắn liền với nó là việc khôi phục kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý nghiêm minh những ngƣời sai phạm, tất yếu sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Làm tốt công tác tiếp công dân chính là góp phần làm tốt và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Mặt khác, thực hiện tốt công tác tiếp công dân là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc đối với nhân dân, tác động tích cực đến tình cảm, thái độ của nhân dân, củng cố thêm mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân, phát huy bản chất nhà nƣớc ta là của dân, do dân và vì dân. Những kiến nghị, phản ánh của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc chính là sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc xây dựng và hoạch định chính sách một cách kịp thời, đúng đắn, hợp với lòng dân.

1.1.3.3. Đặc điểm tiếp công dân

- Tiếp công dân là hoạt động đối thoại giữa một bên là chủ thể đại diện cơ quan nhà nước, mang quyền lực Nhà nước và một bên là công dân, tổ chức

Tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của ngƣời dân là trách nhiệm và nhiệm vụ thƣờng xuyên của cơ quan nhà nƣớc; vì vậy, tiếp công dân luôn cần sự tham gia của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền với vai trò đại diện cho cơ quan nhà nƣớc để lắng nghe ý kiến, tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân, qua đó trực tiếp giải quyết những thắc mắc của công dân hoặc chuyển những ý kiến kiến nghị, thắc mắc của ngƣời dân đến cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Tiếp công dân là sự trao đổi và phản hồi thông tin qua lại giữa nhà nước và công dân về những vấn đề mà người dân hoặc xã hội quan tâm

Mục đích của tiếp dân là nhằm lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản ánh từ phía ngƣời dân; giải thích, hƣớng dẫn cho ngƣời dân hiểu hơn về chính sách, pháp luật. Do vậy, trong quá trình tiếp công dân, cán bộ, công chức đƣợc giao nhiệm vụ tiếp công dân phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ phía ngƣời dân. Đặc điểm này thể hiện tính dân chủ của nhà nƣớc ta, tiếp công dân thể hiện bản chất nhà nƣớc là của dân, do dân và vì dân.

- Tiếp công dân thực hiện căn cứ vào quy định của pháp luật

Các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo đã đƣợc Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện, đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản luật và dƣới luật. Với định hƣớng xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền dân chủ, mọi hoạt động của bộ máy nhà nƣớc và xã hội cần phải đi vào nề nếp, quy củ vì vậy mà việc tiếp công dân đã đƣợc các văn bản pháp luật quy định chặt chẽ về nội dung, thẩm quyền, thủ tục.

Theo đó, các chủ thể có trách nhiệm trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp công dân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời, trong quá trình tiếp công dân, ngƣời tiếp công dân (thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ) cần căn cứ vào các quy định của pháp luật để tiếp công dân, hƣớng dẫn công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Tiếp công dân là công việc phức tạp, có đối tƣợng đa dạng, có khả năng xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ khác nhau, đòi hỏi ngƣời tiếp công dân ngoài việc nắm vững quy định pháp luật để giải thích, hƣớng dẫn công dân thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo thì còn phải chủ động, linh hoạt về mặt nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc và toàn diện nhiều lĩnh vực, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử lịch thiệp, văn hóa để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ phát sinh trong quá trình tiếp công dân.

1.1.3.4. Nội dung tiếp công dân

Tiếp công dân thực hiện các nội dung sau:

- Lắng nghe kiến nghị, phản ánh, tâm tƣ, nguyện vọng từ phía công dân, tổ chức hoặc các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của

công dân, tổ chức.

- Giải thích, hƣớng dẫn cho công dân về pháp luật; quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức. Hƣớng dẫn công dân thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận đơn thƣ của công dân, tổ chức và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trong tiếp công dân, đòi hỏi ngƣời tiếp cần nhanh chóng nắm bắt những thông tin cơ bản liên quan đến nội dung công dân phản ánh làm cơ sở để hƣớng dẫn, giải đáp khúc mắc của công dân.

1.1.3.5. Nguyên tắc tiếp công dân

Theo quy định tại Luật Tiếp công dân, hoạt động tiếp công dân phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Một là, việc tiếp công dân phải đƣợc tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc ở trung ƣơng hoặc địa phƣơng. Trụ sở tiếp công dân đƣợc quy định ở cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh và cấp huyện. Đối với cấp xã, nơi tiếp công dân là Trụ sở của UBND cấp xã. Đối

với các cơ quan hành chính nhà nƣớc (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện), các cơ quan tƣ pháp (tòa án, viện kiểm sát, thi hành án) và các tổ chức chính trị - xã hội... thì nơi tiếp công dân là trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

Nơi tiếp công dân phải đƣợc bố trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đƣợc dễ dàng, thuận lợi; phải niêm yết rõ ràng nội quy tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, hƣớng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

- Hai là, việc tiếp công dân đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, định kỳ, hoặc đột xuất. Tiếp công dân thƣờng xuyên do cán bộ, công chức đƣợc giao nhiệm vụ hoặc ngƣời đại diện của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân thực hiện thƣờng xuyên vào các ngày làm việc (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ). Tiếp công dân định kỳ do Lãnh đạo các cơ quan Trung ƣơng, địa phƣơng hoặc thủ trƣởng cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phƣơng thực hiện ít nhất 01 ngày trong tháng hoặc tiếp đột xuất trong các trƣờng hợp cần

thiết.

- Ba là, tiếp công dân phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời. Các thông tin về tiếp công dân: nơi tiếp công dân, thời gian tiếp công dân thƣờng xuyên, lịch tiếp công dân của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; thành phần tham dự và dự kiến nội dung tiếp công dân của các buổi tiếp công dân định kỳ phải đƣợc niêm yết công khai tại Trụ sở tiếp công dân, Trụ sở cơ quan, đơn vị hoặc công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có).

- Bốn là, tiếp công dân phải đảm bảo thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật, an toàn cho ngƣời tố cáo theo quy định của pháp luật. Ngƣời tiếp công dân có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật về các thông tin tố cáo do ngƣời tố cáo cung cấp, thông tin về ngƣời tố cáo; kịp thời chuyển nội dung tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh của công dân tới cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Năm là, tiếp công dân phải đảm bảo khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. Luật Tiếp công dân quy định rất rõ ràng và đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cũng nhƣ nhiệm vụ, quyền hạn và

trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị hay của ngƣời có trách nhiệm tiếp công dân. Đặc biệt, ngƣời tiếp công dân cần phải công tâm, xem xét đầy đủ các mặt của vấn đề khi tiếp và kết luận nội dung công dân phản ánh; không đƣợc có hành vi phân biệt đối xử, ngƣợc đãi khi tiếp công dân.

- Sáu là, tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật: Từ việc bố trí địa điểm tiếp công dân, cơ sở vật chất của nơi tiếp công dân; cho đến các

thông tin về việc tiếp công dân, kết quả tiếp công dân, kết quả xử lý các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân đã đƣợc ngƣời tiếp công dân tiếp nhận. Việc tiếp công dân phải hƣớng tới ngƣời dân để hƣớng dẫn, giải thích cho công dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của bản thân trƣớc pháp luật, giúp công dân dễ dàng thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh....

1.1.3.6. Hình thức, trình tự tiếp công dân

Kế thừa mặt tích cực từ Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân, theo Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân (thay thế Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ hết hiệu lực) thì các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tổ chức tiếp công dân theo hai hình thức phổ biến:

Thứ nhất, tiếp công dân phải đƣợc tiến hành trực tiếp tại nơi tiếp công dân.

Thứ hai, tiếp công dân phân tán theo chức năng, nhiệm vụ tại các cơ quan nhà nƣớc, bao gồm: cơ quan hành chính, cơ quan tƣ pháp (tòa án, viện kiểm sát, thi hành án), các tổ chức chính trị - xã hội.

“1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:

a) Chính phủ;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục; c) Ủy ban nhân dân các cấp;

d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

đ) Các cơ quan của Quốc hội; e) Hội đồng nhân dân các cấp;

g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước. 2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập”.

Tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Trung ƣơng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua tiếp xúc trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân Trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện.

Phƣơng pháp sử dụng trong tiếp công dân nhƣ: lắng nghe, phỏng vấn, trả lời phiếu hỏi, phiếu điều tra...

Tiếp công dân đƣợc thực hiện theo chế độ thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất.

Tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ta hiện nay đã đƣợc quy định, chuẩn hóa thành thủ tục hành chính tại Quyết định số 1585/QĐ-TTCP ngày 21/6/2016 Thanh tra Chính phủ và đƣợc công bố công khai cùng với Bộ thủ tục hành chính chung của cả nƣớc. Trong đó, thủ tục tiếp công dân đƣợc quy định gồm có 04 cấp:

- Tiếp công dân tại cơ quan Trung ƣơng cấp Bộ: gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)