Kết quả tiếp công dân và tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 72)

công dân của Lãnh đạo UBND cấp huyện, Ban Tiếp công dân cấp huyện hoặc Thanh tra huyện tổng hợp, tham mƣu, trình ký để ban hành thông báo kết luận ngày tiếp công dân định kỳ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận này.

- Ở cấp xã: Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân thƣờng xuyên tại địa điểm tiếp công dân ít nhất 01 ngày/ 01 tuần, đặc thù có đơn vị tiếp 02 ngày (thành phố Vĩnh Yên) và tiếp đột xuất theo quy định. Trong quá trình tiếp công dân, Chủ tịch UBND cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan nhƣ: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh ... để tiếp và vận động công dân, đồng thời chỉ đạo công an xã đảm bảo trật tự tại nơi tiếp công dân.

Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện có đều phân công cán bộ, công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thƣờng trực tiếp công dân thƣờng xuyên theo quy định.

2.2.5. Kết quả tiếp công dân và tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

2.2.5.1. Kết quả tiếp công dân

- Về tiếp công dân thường xuyên: Từ năm 2012 đến năm 2016, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) trên địa bàn tỉnh đã tiếp thƣờng xuyên đƣợc 26.985 lƣợt ngƣời, thể hiện cụ thể ở Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả tiếp công dân thường xuyên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012-2016

Tiếp thường xuyên

TT Năm Tổng số lượt tiếp Trong đó: Số đoàn đông người

Lượt Người Số vụ Số đoàn Số người Số vụ

1 2012 4.629 5.234 1.356 48 632 15 2 2013 4.861 5.567 1.415 55 693 16 3 2014 5.396 6.125 1.433 58 747 18 4 2015 6.167 6.813 1.464 61 792 17 5 2016 5.932 6.264 1.132 57 614 11 + Tổng số 26.985 30.003 6.800 279 3.478 77

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2012-2016) - Về tiếp công dân định kỳ và đột xuất: Từ năm 2012 đến năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND cấp huyện và thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện đã tiếp đƣợc 1.869 lƣợt ngƣời, thể hiện cụ thể ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả tiếp công dân định kỳ và đột xuất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012-2016

Tiếp định kỳ và đột xuất

TT Năm Tổng số lượt tiếp Trong đó: Số đoàn đông người

Lượt Người Số vụ Số đoàn Số người Số vụ

1 2012 301 1.520 155 8 581 6

2 2013 296 1.322 143 9 633 8

3 2014 351 1.516 158 12 788 10

4 2015 431 1.734 161 15 802 12

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

từ 2012-2016)

* Nhận xét:

- Nhìn chung, số lƣợt công dân đến cơ quan hành chính nhà nƣớc ở cả 3 cấp trên địa bàn tỉnh có sự biến động theo chiều hƣớng tăng, nhƣng không đều, có sự tăng, giảm xen kẽ giữa các năm. Số lƣợt tiếp công dân thƣờng

xuyên năm 2014 và 2015 tăng nhiều do diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; năm 2016 lại giảm so với năm 2015 mặc dù đầu năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, nguyên nhân do công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đƣơc làm tốt ngay từ cấp cơ sở. Trong khi đó, số lƣợt tiếp công dân định kỳ và đột xuất của Lãnh đạo trong các năm lại tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, nguyên nhân do có sự thay đổi về phƣơng pháp, cách thức tiếp và Lãnh đạo UBND tỉnh tăng cƣờng tiếp công dân định kỳ 02 ngày/tháng trong thời gian diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2012 2013 2014 2015 2016

Tiếp công dân thường xuyên Tiếp công dân định kỳ và đột xuất

Sơ đồ 2.2. So sánh kết quả tiếp công dân thường xuyên và định kỳ, đột xuất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giữa các năm từ 2012-2016

- Nội dung khiếu nại, kiến nghị của công dân chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, chiếm tỷ lệ trên 80%; về chính sách xã hội chiếm tỷ lệ dƣới 10%; còn lại là về các nội dung khác.

- Nội dung tố cáo, phản ánh của công dân chủ yếu về cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, đầu tƣ xây dựng, tài chính ngân sách, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ nhà nƣớc giao, tố cáo trong nội bộ nhân dân (lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…) chiếm tỷ lệ trên 80%; tố cáo về cán bộ bao che cho việc làm sai, vi phạm chính sách xã hội chiếm tỷ lệ trên 10%; còn lại là tố cáo một số nội dung nhƣ đánh ngƣời gây thƣơng tích… Đối tƣợng bị tố cáo, phản ánh chủ yếu là ở cấp xã, huyện.

2.2.5.2. Kết quả tiếp nhận và phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Từ năm 2012 đến năm 2016, toàn tỉnh nhận 14.449 lƣợt đơn thƣ, trong đó: Khiếu nại 5.014; tố cáo 2.143; kiến nghị, phản ánh 7.292 lƣợt đơn thƣ. Trong đó: - Cấp tỉnh nhận: 4.149 lƣợt đơn, chiếm tỷ lệ 29%

- Cấp huyện nhận: 3.197 lƣợt đơn, chiếm tỷ lệ 22% - Cấp xã nhận: 7.103 lƣợt đơn, chiếm tỷ lệ 49%

Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả tiếp nhận và phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012-2016

Tổng số Kiến nghị, Đơn đủ TT Năm Khiếu nại Tố cáo điều kiện

đơn nhận phản ánh xử lý 1 2012 2.284 348 315 1.621 1.677 2 2013 2.878 437 455 1.986 2.086 3 2014 2.755 405 438 1.912 2.011 4 2015 3.157 468 417 2.272 2.225 5 2016 3.375 514 485 2.376 2.311 + Tổng cộng 14.449 2.172 2.110 10.167 10.310

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2012-2016)

Trong tổng số 14.449 lƣợt đơn thƣ đã nhận: Khiếu nại 2.172 đơn, tố cáo 2.110 đơn và đề nghị, kiến nghị, phản ánh 10.167 đơn; đơn đủ điều kiện xử lý 10.310 đơn (chiếm 71,4%). Nhìn chung, số lƣợt đơn thƣ nhận đƣợc của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bản tỉnh ở năm sau đều cao hơn năm trƣớc, nguyên nhân chủ yếu do lƣợt đơn thƣ trùng lặp, gửi nhiều lần, còn lại là do phát sinh thêm các vụ việc mới.

2.2.6. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân

Đến nay, Trụ sở tiếp công dân đã đƣợc xây dựng, bố trí ở cấp tỉnh và cấp huyện, hầu hết đƣợc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, lịch sự, thuận tiện cho công dân. Đối với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cũng đã bố trí đƣợc địa điểm tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan và đƣợc trang bị các phƣơng tiện cần thiết nhƣ máy tính, điện chiếu sáng, điều hòa, nƣớc...

Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho tiếp công dân đã đƣợc chú trọng, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến xã 100% có máy tính, máy in, máy phô tô, điện thoại, máy fax phục vụ nhu cầu xử lý công việc của ngƣời tiếp công dân và phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu thông tin pháp luật của công dân. Hầu hết các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh đều có cổng thông tin điện tử (website), riêng UBND cấp xã chƣa có. Thanh tra tỉnh hiện nay đang thực hiện đề án trang bị phần mềm dùng chung cho công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh

2.3. Đánh giá thực trạng tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.1. Ưu điểm

Công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã đƣợc các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cùng với sự nỗ lực và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu UBND các cấp, Thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, đến nay công tác tiếp công dân đã dần đi vào nề nếp, có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế đƣợc khiếu nại, tố cáo phát sinh, giải quyết kịp thời, dứt điểm nhiều vụ việc, nhất là

các vụ đông ngƣời, phức tạp, kéo dài góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự, kỷ cƣơng, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã, huyện; thủ trƣởng sở, ngành đối với công tác tiếp công dân đã có chuyển biến tích cực; triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh kịp thời, nghiêm túc hơn; kịp thời nắm chắc tình hình, chỉ đạo giải quyết hiệu quả; thực hiện đúng quy định về tiếp công dân định kỳ và đột xuất, đã phân công cụ thể cán bộ, công chức chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp công dân thƣờng xuyên; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về tiếp công dân đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn trƣớc.

Việc kiện toàn Ban tiếp công dân ở cấp tỉnh, cấp huyện và phân công cán bộ chuyên trách ở các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành của tỉnh đã giúp cho hoạt động tiếp công dân đƣợc thực hiện liên tục, thông suốt; thƣờng xuyên có sự cải cách, đổi mới nội dung, phƣơng pháp tiếp công dân.

Việc niêm yết công khai nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân của Lãnh đạo, chế độ tiếp công dân định kỳ, đột xuất của lãnh đạo đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân tiện liên hệ, trình bày nguyện vọng, giảm thời gian, chi phí đi lại của ngƣời dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cơ quan nhà nƣớc.

Công tác tiếp nhận và phân loại, xử lý các nội dung, đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân cơ bản kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, qua tiếp công dân cũng hƣớng dẫn cho công dân đi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng cơ quan có thẩm quyền.

Địa điểm tiếp công dân của các cơ quan, các cấp trên địa bàn tỉnh hầu hết đƣợc bố trí thuận lợi, phù hợp, cơ sở vật chất khang trang, trang bị đầy đủ các thiết bị điện, tin học,... cơ bản đảm bảo phục vụ tốt cho công tác tiếp công dân.

Thực hiện đầy đủ, đúng quy định chế độ bồi dƣỡng, hỗ trợ cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thƣ trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã động viên tinh thần cho cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Công tác hoà giải, thực hiện quy chế dân chủ; công tác bồi dƣỡng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhất là pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, pháp luật đất đai đƣợc chú trọng và tăng cƣờng; thƣờng xuyên hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng làm việc cho cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ, công chức ở cơ sở thông qua các lớp tập huấn, bồi dƣỡng hoặc qua các đợt thanh tra, kiểm tra... do đó, đã góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện trong nhân dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh về công tác tiếp công dân đƣợc đƣa vào kế hoạch thanh tra hàng năm và đƣợc triển khai nghiêm túc đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, của cán bộ, công chức và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc tiếp công dân trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:

- Ở một số xã, công tác tiếp công dân chƣa thực sự đi vào nề nếp; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chƣa đầy đủ; việc xử lý đơn thƣ, xác định nội dung và thẩm quyền giải quyết của cán bộ, công chức còn yếu.

- Việc thực hiện tiếp công dân ở một số cơ quan, đơn vị còn mang tính

hình thức, kém hiệu quả; chƣa gắn liền với việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công dân thƣờng xuyên đi khiếu kiện vƣợt cấp. Một số đơn vị còn thụ động trong tiếp và nhận đơn của công dân, coi việc tiếp công dân chỉ đơn thuần là để tiếp nhận đơn, sau đó phân loại và chuyển đến cán bộ, công chức có trách nhiệm tham mƣu xác minh, giải quyết, mà chƣa thực hiện hết trách nhiệm hƣớng dẫn công dân đến đúng cơ

quan, đơn vị có thẩm quyền ngay khi tiếp nhận đơn. Bên cạnh đó, chất lƣợng, hiệu quả tiếp công dân còn thấp do tâm lý né tránh, ngại va chạm, chƣa coi trọng đối thoại với công dân để tìm ra bản chất nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, khiến việc giải quyết bị lòng vòng, mất nhiều thời gian, hiệu quả không cao, ngƣời dân phải đi lại nhiều lần

- Quy trình tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nơi, có lúc (chủ yếu ở cấp xã, một số huyện) còn chƣa đúng với quy định của pháp luật; việc thụ lý giải quyết đơn nhƣng không đúng thời hạn; giải quyết lòng vòng, không hiệu quả do xác định chƣa chính xác nội dung, bản chất vụ việc; không thông tin đầy đủ cho công dân về kết quả xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, dẫn đến việc công dân gửi đơn nhiều lần, vƣợt cấp, có thái độ bức xúc khi đến tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh và các cơ quan trung ƣơng.

- Công tác thông tin, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời. Chƣa ban hành đƣợc quy chế phối hợp tiếp công dân giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh sau khi Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bàn hƣớng dẫn thi hành có hiệu lực pháp luật. Do vậy, việc giải thích, trả lời, hƣớng dẫn công dân trong khi tiếp đôi khi còn chƣa đúng thẩm quyền, chƣa đầy đủ, ảnh hƣởng đến hiệu quả, chất lƣợng tiếp công dân; thời gian gian kiểm tra, xác minh, quyết định, kết luận hoặc tham mƣu ban hành cơ chế, biện pháp, chính sách giải quyết các kiến nghị, phản ánh của công dân bị chậm trễ, kéo dài hoặc trả lời công dân chƣa đƣợc kịp thời, thỏa đáng.

- Trình độ của cán bộ, công chức ở cấp xã còn hạn chế, đều ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi cho thấy thiếu sự năng động, nhạy bén… Cá biệt một số xã còn có cán bộ hạn chế về năng lực, kỹ năng tiếp công dân; trong tham mƣu xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh còn chƣa làm rõ hết nội dung, dẫn đến hiệu quả không cao. Trong khi đó, công tác tiếp công dân ngày nay với

trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật của nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên, các đối tƣợng tiếp công dân không chỉ là cá nhân, tổ chức trong nƣớc mà còn bao gồm cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp nƣớc ngoài do kết quả thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.

- Nhận thức của cán bộ, công chức về tiếp công dân, xử lý và giải quyết các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)