Yêu cầu đối với hoạt động tiếp công dân của các cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 55)

chính nhà nước trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ

- Thứ nhất, trong nền hành chính phục vụ, hoạt độngtiếp công dân phải đƣợc đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả với phƣơng châm tạo điều kiện

thuận lợi, tốt nhất cho ngƣời dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, phát huy dân chủ. Vì thế, hệ thống thể chế quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nƣớc; quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu và cán bộ, công chức các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong việc tiếp công dân phải đƣợc hoàn thiện, đồng bộ, khoa học, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn trong nƣớc và quốc tế; quy định thủ tục tiếp công dân phải đơn giản, thuận tiện, tránh rƣờm rà, phức tạp; thể chế hóa và cụ thể hóa trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cũng nhƣ những chế tài cụ thể để xử lý những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân...

- Thứ hai, tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ cần phải đƣợc coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thƣờng xuyên của các cấp ủy chính quyền từ trung ƣơng đến cơ sở, do đó cần thiết phải rà soát, sắp xếp kiện toàn tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy các cơ quan hành chính nhà nƣớc để đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục, ổn định, đảm bảo công khai, minh bạch, khả năng thích ứng linh động, mềm dẻo, đặc biệt coi trọng và tăng cƣờng cơ chế phối hợp, chế độ thông tin báo cáo thƣờng xuyên, định kỳ giữa các cấp, ngành, đơn vị.

- Thứ ba, trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ, hiệu quả của công tác tiếp công dân là một trong những tiêu chỉ đánh giá năng lực, kết quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức và của cơ quan hành chính nhà nƣớc. Vì vậy, để làm tốt công tác tiếp công dân, các cơ quan hành chính nhà

nƣớc cần phải xây dựng nguồn nhân lực làm công tác tiếp công dân đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng; có sự tính toán lâu dài, đặc biệt coi trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kế cận. Nguồn nhân lực làm công tác tiếp công dân ngoài đáp ứng các yêu cầu về năng lực và phẩm chất theo quy định của Luật cán bộ, công chức còn phải có kỹ năng mềm dẻo, linh hoạt, có phong cách chuyên nghiệp, am hiểu sâu rộng các lĩnh vực, có thái độ phục vụ và văn hóa ứng xử tốt khi giao tiếp với công dân. Hơn nữa, trong điều kiện nền hành chính phục vụ, vấn đề đạo đức công vụ cần phải đƣợc xem xét một cách nghiêm túc hơn nữa khi đây đang là một trong những vấn đề gây bức xúc cho ngƣời dân cũng nhƣ là một cản trở lớn cho công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

- Thứ tư, nền hành chính phục vụ là nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo liên thông, đồng bộ, thống nhất và hội nhập. Vì thế, cần phải tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ tiếp công dân;

đầu tƣ hiện đại hóa hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh và mở rộng tƣơng tác với công dân theo hình thức trực tuyến nhƣ thiết lập các kênh thông tin trực tuyến để cơ quan hành chính nhà nƣớc tiếp nhận, xử lý các nội dung phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; qua đó cả cơ quan hành chính nhà nƣớc và công dân đều có thể dễ dàng tiếp cận, truy cập và theo dõi kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Ti Chƣơng 1

Tiếp công dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi cấp chính quyền nhằm đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Qua tiếp công dân, các cơ quan có thẩm quyền kịp thời phát hiện, giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và sự nghiêm minh của pháp luật; tạo môi trƣờng dân chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nƣớc.

Trong Chƣơng 1, tác giả cố gắng phân tích, làm rõ những khái niệm, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc và các yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp công dân; làm rõ mối quan hệ giữa tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; làm rõ khái niệm nền hành chính nhà nƣớc, các xu hƣớng xây dựng nền hành chính nhà nƣớc hiện nay, đặc điểm của nền hành chính phục vụ, sự cần thiết, vai trò của tiếp công dân trong xây dựng nền hành chính phục vụ và các yếu tố đảm bảo cho tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ.

Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý luận quan trọng để tác giải lập luận, đánh giá thực trạng công tác tiếp công dân của tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)