2.3.1. Ưu điểm
Công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã đƣợc các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cùng với sự nỗ lực và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu UBND các cấp, Thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, đến nay công tác tiếp công dân đã dần đi vào nề nếp, có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế đƣợc khiếu nại, tố cáo phát sinh, giải quyết kịp thời, dứt điểm nhiều vụ việc, nhất là
các vụ đông ngƣời, phức tạp, kéo dài góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự, kỷ cƣơng, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã, huyện; thủ trƣởng sở, ngành đối với công tác tiếp công dân đã có chuyển biến tích cực; triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh kịp thời, nghiêm túc hơn; kịp thời nắm chắc tình hình, chỉ đạo giải quyết hiệu quả; thực hiện đúng quy định về tiếp công dân định kỳ và đột xuất, đã phân công cụ thể cán bộ, công chức chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp công dân thƣờng xuyên; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về tiếp công dân đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn trƣớc.
Việc kiện toàn Ban tiếp công dân ở cấp tỉnh, cấp huyện và phân công cán bộ chuyên trách ở các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành của tỉnh đã giúp cho hoạt động tiếp công dân đƣợc thực hiện liên tục, thông suốt; thƣờng xuyên có sự cải cách, đổi mới nội dung, phƣơng pháp tiếp công dân.
Việc niêm yết công khai nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân của Lãnh đạo, chế độ tiếp công dân định kỳ, đột xuất của lãnh đạo đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân tiện liên hệ, trình bày nguyện vọng, giảm thời gian, chi phí đi lại của ngƣời dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cơ quan nhà nƣớc.
Công tác tiếp nhận và phân loại, xử lý các nội dung, đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân cơ bản kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, qua tiếp công dân cũng hƣớng dẫn cho công dân đi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng cơ quan có thẩm quyền.
Địa điểm tiếp công dân của các cơ quan, các cấp trên địa bàn tỉnh hầu hết đƣợc bố trí thuận lợi, phù hợp, cơ sở vật chất khang trang, trang bị đầy đủ các thiết bị điện, tin học,... cơ bản đảm bảo phục vụ tốt cho công tác tiếp công dân.
Thực hiện đầy đủ, đúng quy định chế độ bồi dƣỡng, hỗ trợ cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thƣ trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã động viên tinh thần cho cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Công tác hoà giải, thực hiện quy chế dân chủ; công tác bồi dƣỡng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhất là pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, pháp luật đất đai đƣợc chú trọng và tăng cƣờng; thƣờng xuyên hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng làm việc cho cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ, công chức ở cơ sở thông qua các lớp tập huấn, bồi dƣỡng hoặc qua các đợt thanh tra, kiểm tra... do đó, đã góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện trong nhân dân.
Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh về công tác tiếp công dân đƣợc đƣa vào kế hoạch thanh tra hàng năm và đƣợc triển khai nghiêm túc đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, của cán bộ, công chức và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc tiếp công dân trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:
- Ở một số xã, công tác tiếp công dân chƣa thực sự đi vào nề nếp; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chƣa đầy đủ; việc xử lý đơn thƣ, xác định nội dung và thẩm quyền giải quyết của cán bộ, công chức còn yếu.
- Việc thực hiện tiếp công dân ở một số cơ quan, đơn vị còn mang tính
hình thức, kém hiệu quả; chƣa gắn liền với việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công dân thƣờng xuyên đi khiếu kiện vƣợt cấp. Một số đơn vị còn thụ động trong tiếp và nhận đơn của công dân, coi việc tiếp công dân chỉ đơn thuần là để tiếp nhận đơn, sau đó phân loại và chuyển đến cán bộ, công chức có trách nhiệm tham mƣu xác minh, giải quyết, mà chƣa thực hiện hết trách nhiệm hƣớng dẫn công dân đến đúng cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền ngay khi tiếp nhận đơn. Bên cạnh đó, chất lƣợng, hiệu quả tiếp công dân còn thấp do tâm lý né tránh, ngại va chạm, chƣa coi trọng đối thoại với công dân để tìm ra bản chất nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, khiến việc giải quyết bị lòng vòng, mất nhiều thời gian, hiệu quả không cao, ngƣời dân phải đi lại nhiều lần
- Quy trình tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nơi, có lúc (chủ yếu ở cấp xã, một số huyện) còn chƣa đúng với quy định của pháp luật; việc thụ lý giải quyết đơn nhƣng không đúng thời hạn; giải quyết lòng vòng, không hiệu quả do xác định chƣa chính xác nội dung, bản chất vụ việc; không thông tin đầy đủ cho công dân về kết quả xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, dẫn đến việc công dân gửi đơn nhiều lần, vƣợt cấp, có thái độ bức xúc khi đến tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh và các cơ quan trung ƣơng.
- Công tác thông tin, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời. Chƣa ban hành đƣợc quy chế phối hợp tiếp công dân giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh sau khi Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bàn hƣớng dẫn thi hành có hiệu lực pháp luật. Do vậy, việc giải thích, trả lời, hƣớng dẫn công dân trong khi tiếp đôi khi còn chƣa đúng thẩm quyền, chƣa đầy đủ, ảnh hƣởng đến hiệu quả, chất lƣợng tiếp công dân; thời gian gian kiểm tra, xác minh, quyết định, kết luận hoặc tham mƣu ban hành cơ chế, biện pháp, chính sách giải quyết các kiến nghị, phản ánh của công dân bị chậm trễ, kéo dài hoặc trả lời công dân chƣa đƣợc kịp thời, thỏa đáng.
- Trình độ của cán bộ, công chức ở cấp xã còn hạn chế, đều ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi cho thấy thiếu sự năng động, nhạy bén… Cá biệt một số xã còn có cán bộ hạn chế về năng lực, kỹ năng tiếp công dân; trong tham mƣu xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh còn chƣa làm rõ hết nội dung, dẫn đến hiệu quả không cao. Trong khi đó, công tác tiếp công dân ngày nay với
trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật của nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên, các đối tƣợng tiếp công dân không chỉ là cá nhân, tổ chức trong nƣớc mà còn bao gồm cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp nƣớc ngoài do kết quả thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.
- Nhận thức của cán bộ, công chức về tiếp công dân, xử lý và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh còn hạn chế, chƣa toàn tâm, toàn ý với trách nhiệm đƣợc giao, tinh thần trách nhiệm, thái độ tiếp công dân chƣa cởi mở,
kinh nghiệm ứng xử có lúc còn chƣa mềm dẻo, linh hoạt, nên đôi khi khiến công dân có thái độ bức xúc, gay gắt.
- Việc kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong việc chấp hành pháp luật về tiếp công dân chƣa thực sự quyết liệt, còn mang tính hình thức.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
2.3.3.1. Về khách quan
- Hệ thống pháp luật hiện hành của nƣớc ta chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chồng chéo, việc ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành chậm, có
nội dung thiếu tính khả thi, nhất là về lĩnh vực đất đai, chế độ chính sách xã hội, ngƣời hƣởng chính sách sau đƣợc lợi hơn ngƣời hƣởng chính sách trƣớc từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện gay gắt, gây khó khăn cho quá trình giải quyết.
- Chƣa có quy định cụ thể chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong việc chấp hành quy định pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thƣ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
- Sự tác động của kinh tế thị trƣờng khiến quyền lợi của một bộ phận ngƣời dân bị ảnh hƣởng trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Đây là yếu tố khiến ngƣời dân yêu cầu phía cơ quan nhà nƣớc cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngƣời dân.
- Trong điều kiện đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hút đầu tƣ, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bên cạnh những mặt thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nó còn dẫn đến
phát sinh rất nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong nhân dân, đặc biệt là về công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ,.... - Một số vụ việc khiếu kiện có nội dung phức tạp, thời gian xảy ra từ lâu, quy định của pháp luật đã có nhiều thay đổi, thiếu tính ổn định; đan xen giữa khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh; đan xen giữa nội dung cũ và nội dung mới dẫn đến việc giải quyết gặp khó khăn. Hồ sơ lƣu trữ không đầy đủ hoặc bị thất lạc, gây khó khăn trong quá trình thẩm tra xác minh, giải quyết dẫn đến chậm thời gian so với quy định.
- Một số vụ việc giải quyết, xử lý có căn cứ pháp luật, tuy nhiên khi tổ chức thực hiện lại thiếu tính khả thi; dẫn đến làm giảm hiệu lực, hiệu quả giải
2.3.3.2. Về chủ quan
- Ngƣời đứng đầu một số cơ quan, đơn vị ở một số nơi chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; chƣa xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nên
công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền ở một số địa phƣơng, nhất là cơ sở chƣa thực sự quyết liệt, thiếu chủ động; giải quyết vụ việc còn chậm, kết luận giải quyết thiếu chính xác, thiếu khách quan, kịp thời gây nghi ngờ, bức xúc trong nhân dân; xử lý chƣa nghiêm hành vi vi phạm nên công dân không nhất trí, tiếp tục khiếu kiện kéo dài; chƣa thực hiện đúng Luật Tiếp công dân; nhiều phản ánh, kiến nghị chính đáng của ngƣời dân không đƣợc lắng nghe, giải quyết kịp thời; việc đối thoại ngay tại buổi tiếp dân chƣa đƣợc chú trọng thực hiện, còn mang tính hình thức.
- Tinh thần trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc giao nhiệm vụ tiếp công dân còn hạn chế, chất lƣợng tham mƣu xử lý các vấn đề quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực chƣa sâu, một số trƣờng hợp còn có biểu hiện ngại va chạm, né tránh các vụ việc phức tạp.
- Nhận thức về quy trình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ cấp xã, thậm trí cả cấp huyện nhiều nơi còn
hạn chế, do vậy việc chấp hành trình tự thủ tục chƣa chặt chẽ hoặc tham mƣu xử lý, giải quyết các vụ việc không đúng.
- Việc chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật trong tiếp công dân ở một số đơn vị còn chƣa nghiêm theo quy định của pháp luật, cá biệt có một số nơi thái độ, trách nhiệm chƣa cao, đội ngũ cán bộ tham mƣu, giúp việc cho thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này ở một số đơn vị, cơ sở có dấu hiệu "quá tải", không tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ nên có những việc để chậm trễ hoặc làm chƣa đầu đủ trách nhiệm, thời hạn giải quyết chƣa đúng quy định, chất lƣợng giải quyết còn sai sót, gây bức xúc cho công dân.
- Việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý đất đai, tài chính, ngân sách, thực hiện chính sách kinh tế xã hội, ... có nơi, có lúc thiếu công khai, minh bạch, không đảm bảo trình tự, thủ tục, quy trình, quy phạm theo quy định làm phát sinh khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài. - Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế, một số việc đã đƣợc kiểm tra, rà soát nhiều lần, vận dụng cơ chế chính sách pháp luật để quan tâm đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của ngƣời khiếu nại, tố cáo nhƣng ngƣời dân chƣa thoả mãn tiếp tục khiếu kiện kéo dài.
Ti Chƣơng 2
Tiếp công dân đòi hỏi từng cấp, từng ngành phải triển khai thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời, nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật.
Ở Chƣơng 2, tác giả đã phân tích các nội dung:
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm công tác quản lý của tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Thực trạng công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3. Đánh giá các kết quả đạt đƣợc, những mặt hạn chế và những nguyên nhân của các mặt hạn chế trong công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
Qua phân tích, tác giả nhận thấy những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã đã thực sự coi trọng nhiệm vụ tiếp công dân, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thƣờng xuyên trong quản lý nhà nƣớc; chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn các Ban tiếp công dân, bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn phụ trách, tham gia tiếp công dân, tham mƣu xử lý và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; công tác phân loại, xử lý đơn có nhiều tiến bộ, tỷ lệ giải quyết đạt ở mức cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định: vai trò của ngƣời đứng đầu ở một số đơn vị, nhất là cấp xã chƣa đƣợc làm tốt; công tác tiếp công dân ở một số cơ quan, đơn vị, cơ sở còn bị coi nhẹ; chất lƣợng, hiệu quả tiếp công dân còn thấp do tâm lý né tránh, ngại va chạm, chƣa coi trọng đối thoại với công dân để tìm ra bản chất nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng về tiếp công dân còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, kịp thời... Nguyên nhân của những tồn tại là do hệ thống thể chế, chính sách thiếu tính đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu ổn định; tinh thần trách nhiệm, chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật chƣa phát huy hiệu quả, hiểu biết pháp luật của ngƣời dân còn thấp.
Sau hai mƣơi năm đổi mới và phát triển, Vĩnh Phúc đang đứng trƣớc rất nhiều cơ hội và thách thức. Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế sẵn có, thành quả phát triển kinh tế - xã hỗi những năm qua, kết quả thu hút đầu tƣ và chỉ số năng lực cạnh cao ... thì Vĩnh Phúc cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề