Đặc điểm của nền hành chính phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

- Trong nền hành chính phục vụ, quan hệ giữa nhà nƣớc với công dân thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng. Các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đƣợc xác định rõ ràng, không tuyệt đối hoá, không quá đề cao vai trò của Nhà

nƣớc trƣớc công dân, không xem cơ quan nhà nƣớc nhƣ một chủ thể ra lệnh, ban phát quyền lợi cho công dân; công chức nhà nƣớc không đƣợc quyền sách nhiễu, gây phiền hà cho công dân, mà phải coi công dân là khách hàng, cơ quan hành chính là ngƣời phục vụ và phải thực hiện cam kết phục vụ một cách công khai.

- Nền hành chính phục vụ là nền hành chính đặt ngƣời dân làm trung tâm, vì lợi ích chung của ngƣời dân; có sự tham gia của ngƣời dân, tổ chức vào quá trình ra quyết định, đồng thời giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định đó. Nhà nƣớc phải công khai, minh bạch thông tin, hoạt động đối với ngƣời dân, tổ chức và có trách nhiệm giải trình đối với ngƣời dân.

- Nền hành chính phục vụ là nền hành chính mà trong đó Nhà nƣớc phải điều chỉnh cách quản lý sao cho thích ứng với xu thế chung của sự phát triển. Đó là nền hành chính mà Nhà nƣớc một mặt phải xã hội hóa, tƣ hữu hóa, chấp nhận sự tham gia của dân chúng vào công việc quản lý của nhà nƣớc, mặt khác phải can thiệp ngày càng sâu vào các quá trình kinh tế - xã

hội, cải tiến mô hình nền hành chính công và nâng cao chất lƣợng dịch vụ đối với ngƣời dân, coi ngƣời dân là những khách hàng. Nền hành chính sẽ trở nên hiệu quả hơn và phục vụ nhân dân đƣợc tốt hơn so với trƣớc.

- Khác với nền hành chính truyền thống mà các nhà hành chính chủ yếu làm nhiệm vụ là thi hành mệnh lệnh và các quy tắc có sẵn một cách máy móc và cứng nhắc – đây là một trong những lý do dẫn đến tệ quan liêu và xa rời thực tế - thì nền hành chính phục vụ đòi hỏi sự năng động, sáng tạo cũng nhƣ linh động, mềm dẻo với các tình huống cụ thể để đạt đƣợc mục tiêu phục vụ ngƣời dân một cách tốt nhất.

- Trong nền hành chính phục vụ, ngƣời dân sẽ không còn là những ngƣời chỉ thụ động cầu xin những dịch vụ mà nhà nƣớc đƣa ra. Lúc này, họ trở thành những khách hàng và có quyền yêu cầu, đƣợc đòi hỏi phục vụ, miễn là những dịch vụ đó là chính đáng và thiết thực với nhu cầu của cuộc sống. Chính vì vậy, vấn đề đạo đức công vụ cần phải đƣợc xem xét một cách

nghiêm túc hơn nữa khi đây đang là một trong những vấn đề gây bức xúc cho ngƣời dân cũng nhƣ là một cản trở lớn cho công cuộc cải cách hành chính hiện nay, cần phải có những quy định pháp lý cụ thể liên quan đến trách nhiệm cũng nhƣ đạo đức công vụ, trách nhiệm cũng nhƣ lƣơng tâm nghề nghiệp, cần phải đƣợc cụ thể hóa trong các quy định pháp luật.

- Trong nền hành chính phục vụ, các thủ tục hành chính cần ngày càng đƣợc đơn giản hóa một cách tối đa, tránh những thủ tục, những giấy tờ hoàn toàn không cần thiết để có thể giải quyết một cách nhanh nhất và đỡ tốn kém nhất cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, các dịch vụ hành chính cần đƣợc phát triển một cách đa dạng hơn với tiêu chí lấy ngƣời dân là những khách hàng, phát triển dân chủ, tăng cƣờng sự tham gia của công dân trong nền hành chính để có thể giúp các công dân dễ dàng giám sát hoạt động của các cán bộ, công

chức nhà nƣớc. Vận dụng các nguyên tắc của cơ chế thị trƣờng, nhƣ cạnh tranh, đấu thầu, tính hiệu quả, lƣợng hóa, so sánh kết quả/chi phí, công dân là khách hàng của nền hành chính.

1.2.3. Trách nhiệm tiếp công dân của cơ quan hành chính nhà nước trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ

Để hiện thực hóa quyền tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã đƣợc Hiến pháp ghi nhận, tiếp công dân đƣợc quy định là nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc nói chung và cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ Trung ƣơng tới địa phƣơng có trách nhiệm triển khai tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thƣ, kiến nghị của công dân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc đƣợc pháp luật quy định. Là cơ quan trực tiếp triển khai các văn bản, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc vào đời sống xã hội, các cơ quan hành chính nhà nƣớc có trách nhiệm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu hợp pháp của công dân, chủ động triển khai các nhiệm vụ, tổ chức đón tiếp, đối thoại với công dân thƣờng xuyên nhằm cung ứng các dịch vụ công tốt nhất cho công dân. Thông qua việc tiếp

công dân, Nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chƣc tiếp nhân đƣợc các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Nội dung trách nhiệm tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc bao gồm:

- Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân.

- Bố trí địa điểm tiếp công dân thuận tiện; bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết, khang trang, lịch sự để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đƣợc dễ dàng, thuận lợi.

- Phân công cán bộ, công chức phụ trách tiếp công dân.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp nhận, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc.

- Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngƣời có trách nhiệm thuộc thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh...

1.2.4. Sự cần thiết của tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ hành chính phục vụ

Quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc nhằm hiện thực hóa đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào đời sống xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị, Nhà nƣớc cần coi trọng và thực hiện tốt công tác tiếp công dân. Tiếp công dân là các để tăng cƣờng và giữ vững nguyên tắc dân chủ, đảm bảo kỷ cƣơng pháp luật, góp phần củng cố, hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bƣớc hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của Nhà nƣớc, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh,

đúng hƣớng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Một mặt, bản thân hệ thống pháp luật và bộ máy nhà nƣớc vẫn còn nhiều khiếm khuyết nên việc duy trì và thực hiện tiếp công dân góp phần tạo điều kiện thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân tham gia và công việc chung của Nhà nƣớc, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc ta cho thấy, bên cạnh những ƣu điểm, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục nhƣ: nạn tham nhũng, bệnh quan liêu, vi phạm dân chủ, thiếu trật tự kỷ cƣơng, ... Do đó, tiếp công dân giúp Nhà nƣớc xem xét lại chất lƣợng, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính, kịp thời phát hiện, sửa chữa những khuyết điểm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

Xu hƣớng dân chủ và sự phát triển khoa học - kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, đòi hỏi Nhà nƣớc cần đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nƣớc, hƣớng nhiều hơn về phía ngƣời dân; trung thành, tận tụy, ý thức trách nhiệm phục vụ cao, thực sự là công bộc của nhân dân để giải quyết tốt các nhu cầu chính đáng của nhân dân. Muốn làm tốt điều này, các cơ quan hành chính nhà nƣớc cần chú trọng thực hiện tốt công tác tiếp công dân, lấy tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân là cơ sở để xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách xã hội theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, tôn trọng, bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nƣớc của công dân.

1.2.5. Vai trò của tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ chính phục vụ

Xây dựng nền hành chính phục vụ vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển đất nƣớc ta trong thời kỳ hội nhập, kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc để nhà nƣớc thực sự là của dân, do dân và vì dân. Một Chính phủ gần dân, một Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động đang là hình ảnh ngày càng thể hiện rõ nét trong thời gian gần đây.

Hoạt động tiếp công dân thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình này. Vai trò của nó thể hiện ở những mặt cơ bản dƣới đây:

1.2.5.1. Làm tốt công tác tiếp dân là góp phần trực tiếp vào việc giải quyết tốt các quyền và lợi ích của người dân (giải quyết các thủ tục hành chính cũng như các khiếu nại, thắc mắc của người dân liên quan đến lợi ích của họ)

Hoạt động tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngƣời dân trong mối quan hệ với cơ quan nhà nƣớc, trƣớc hết là các thủ tục hành chính phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, hàng giờ của ngƣời dân. Tiếp công dân cũng góp phần giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc, những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn về công tác quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực; tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh một cách đầy đủ, công khai và minh bạch; đề cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong giải quyết các thủ tục hành chính cũng nhƣ các khiếu nại, thắc mắc liên quan đến lợi ích của công dân, tổ chức. Vai trò này của công tác tiếp dân thể hiện ở hai góc độ, một là tiếp công dân giúp giải quyết các thủ tục hành chính khác liên quan đến quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực, hai là tiếp công dân là một thủ tục hành chính mà ở đó công dân đến yêu cầu cơ quan nhà nƣớc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình. Vì vậy, làm tốt công tác tiếp công dân chính là giải quyết tốt các thủ tục hành chính trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân (cá nhân, tổ chức).

1.2.5.2. Làm tốt công tác tiếp dân sẽ giúp các cơ quan nhà nước tiếp thu các kiến nghị để hoàn thiện các cơ chế quản lý, cải tiến công tác phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Hơn ai hết ngƣời dân và doanh nghiệp là những chủ thể chịu tác động trực tiếp của các quy định do nhà nƣớc ban hành. Pháp luật không phải luôn thể hiện đúng thực tiễn cuộc sống vốn muôn hình muôn vẻ và có sự vận động

thay đổi không ngừng nghỉ nhƣ chính cuộc sống. Vì vậy, một nền hành chính phục vụ phải là một nền hành chính luôn nhanh nhạy, thích ứng kịp thời với những tình hình cụ thể, với nhu cầu mới phát sinh. Hoạt động tiếp công dân sẽ là cơ hội để các cơ quan nhà nƣớc có điều kiện nhìn thấy tấm gƣơng phản chiếu tình hình thực thi pháp luật, đƣa các quy định của pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, từ dó có sự điều chỉnh kịp thời. Thông qua hoạt động tiếp công dân, Nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận đƣợc các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời hoặc đề ra những chủ trƣơng, chính sách mới, đúng đắn, hợp lòng dân.

1.2.5.3. Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ giúp cơ quan hành chính nhà nước xử lý kịp thời các tố cáo, phản ánh của người dân, loại trừ các hành vi vi phạm, bảo vệ sự liêm chính, trong sạch của bộ máy nhà nước.

Thực trạng vi phạm pháp luật nói chung và tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay là rất đáng lo ngại. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều giải pháp để phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, trong đó đặc biệt là việc phát huy vai trò của ngƣời dân trong công tác này. Sự giám sát của ngƣời dân tại địa phƣơng, cơ sở sẽ là phƣơng thức hết sức quan trọng giúp cơ quan hành chính nhà nƣớc phát hiện các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng. Thông qua hoạt động tiếp công dân, các thông tin, kiến nghị, phản ánh, tố cáo của quần chúng về những việc làm sai trái, hành vi vi phạm pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức ở trong các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các chính sách pháp luật đƣợc phát hiện kịp thời, giúp cho Đảng và Nhà nƣớc có biện pháp xử lý, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức và cá nhân. Thực tế cho thấy nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng lớn đƣợc phát hiện và xử lý, đƣợc bắt từ các thông tin ngƣời dân phản ánh, tố cáo đến cơ quan nhà nƣớc. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động tiếp dân có vai trò hết sức quan trọng trọng việc góp phần đấu tranh với những vi phạm pháp

luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, làm cho bộ máy nhà nƣớc thực sự trong sạch, vững mạnh, xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân.

1.2.6. Yêu cầu đối với hoạt động tiếp công dân của các cơ quan hànhchính nhà nước trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ chính nhà nước trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ

- Thứ nhất, trong nền hành chính phục vụ, hoạt độngtiếp công dân phải đƣợc đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả với phƣơng châm tạo điều kiện

thuận lợi, tốt nhất cho ngƣời dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, phát huy dân chủ. Vì thế, hệ thống thể chế quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nƣớc; quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu và cán bộ, công chức các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong việc tiếp công dân phải đƣợc hoàn thiện, đồng bộ, khoa học, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn trong nƣớc và quốc tế; quy định thủ tục tiếp công dân phải đơn giản, thuận tiện, tránh rƣờm rà, phức tạp; thể chế hóa và cụ thể hóa trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cũng nhƣ những chế tài cụ thể để xử lý những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân...

- Thứ hai, tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ cần phải đƣợc coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thƣờng xuyên của các cấp ủy chính quyền từ trung ƣơng đến cơ sở, do đó cần thiết phải rà soát, sắp xếp kiện toàn tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy các cơ quan hành chính nhà nƣớc để đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục, ổn định, đảm bảo công khai, minh bạch, khả năng thích ứng linh động, mềm dẻo, đặc biệt coi trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)