Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 57)

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp để tạo ra tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao, nhiều năm đạt ở mức trên 15%, cá biệt có năm đạt trên 20%, cao gấp 2 lần so với mức tăng bình quân chung của cả nƣớc, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Năm 2016, tăng trƣởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 8,56%, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,41%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 61,97%; các ngành dịch vụ chiếm 27,62%. Môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh của tỉnh đƣợc cải thiện đáng kể. Các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tƣ có nhiều đổi mới, trong đó tỉnh coi trọng hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại chỗ bằng giải pháp quan tâm và giải quyết ngay các khó khăn cho doanh nghiệp đang đầu tƣ tại tỉnh; tập trung vào khâu cải cách thủ tục hành chính, đây đƣợc coi là khâu đột phá của những năm qua. Đến nay, tỉnh đã đầu tƣ cơ bản hoàn chỉnh hệ thống giao thông, đã hoàn thành và phê duyệt hầu hết các quy hoạch, là cơ sở cho việc xây dựng hạ tầng, triển khai các dự án một cách đồng bộ và quản lý chặt chẽ. Công tác cải cách hành

chính, nhất là cải cách các thủ tục hành chính của tỉnh đã đƣợc tỉnh chỉ đạo quyết liệt và có những chuyển biến rất tích cực, bộ phận một cửa, một cửa liên thông ở ba cấp đƣợc vận hành tốt.

Cùng với tập trung phát triển kinh tế, tỉnh đã quan tâm phát triển văn hóa-xã hội, từng bƣớc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; công tác giải quyết việc làm đƣợc tỉnh đặc biệt quan tâm, các chính sách giảm nghèo đƣợc thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, các chế độ chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công, gia đình ngƣời có công đƣợc thực hiện đúng, kịp thời theo quy định; các hoạt động văn hóa đƣợc tổ chức sôi động, rộng khắp góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá; an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; quốc phòng đƣợc củng cố, tăng cƣờng; hợp tác quốc tế đƣợc tăng cƣờng và mở rộng

Có thể khẳng định rằng, sau 20 năm tái lập, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc có bƣớc phát triển vƣợt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, nâng lên một cách rõ rệt, diện mạo của tỉnh không ngừng thay đổi theo hƣớng tích cực, tạo đà để trở thành tỉnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hƣớng tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

2.1.3. Đặc điểm công tác quản lý nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc

Công tác quản lý nhà nƣớc của tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân; đƣợc tổ chức và hoạt động theo Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng do Quốc hội thông qua ngày 19/6/2015, gồm có 09 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã, 07 huyện) và 137 xã, phƣờng, thị trấn.

Bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc của tỉnh Vĩnh gồm:

- Hội đồng nhân dân (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021 do cử tri của tỉnh bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa

phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trƣớc Nhân dân địa phƣơng và cơ quan nhà nƣớc cấp trên. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân địa phƣơng, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên; chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phƣơng, Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế

- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng tới cơ sở.

- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND đƣợc tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nƣớc cấp trên.

Cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh gồm có 17 sở, ngành và 04 Ban trực thuộc UBND tỉnh.

Cơ quan chuyên môn ở cấp huyện gồm có các phòng chuyên môn và một số đơn vị trực thuộc. Tùy theo đặc thù của từng địa phƣơng mà số lƣợng phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc cấp huyện cũng khác nhau, nhƣng chủ yếu vẫn theo các ngành, lĩnh vực cơ bản và đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nƣớc đặc thù của từng đơn vị hành chính.

Ở mỗi cấp quản lý nhà nƣớc, hàng năm đều ban hành quy chế làm việc, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực.

UBND tỉnh thống nhất chỉ đạo, quản lý nhà nƣớc về tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh, gồm UBND cấp tỉnh, huyện, xã; Thanh tra tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tổ chức đầy đủ, hợp lý, đảm bảo thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực và cung ứng các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của cán bộ, công chức, ngƣời thực thi công vụ và quy chế làm việc, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ công vụ. Có thể khẳng định, để tỉnh Vĩnh Phúc đạt đƣợc những thành tựu nhƣ trên đã nêu là sự cố gắng, góp sức của toàn thể nhân dân, Đảng và chính quyền các cấp ở địa phƣơng, đó là nguồn sức mạnh tổng hợp, đoàn kết, vì mục tiêu xây dựng và phát triển đƣa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, một thành phố đáng sống trong tƣơng lai gần.

2.1.4. Tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, làm ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế nƣớc ta, song Vĩnh Phúc đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vƣợt qua những khó khăn, thách thức và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế, nền kinh tế của tỉnh liên tục có tốc độ tăng trƣởng cao nhờ đẩy mạnh phát triển các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, các dự án kinh tế - xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, tỉnh phải thu hồi nhiều đất, thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tƣ,... làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của một bộ phận dân cƣ. Trong khi đó, chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm chƣa kịp thời; việc thực hiện chế độ bồi thƣờng, hỗ trợ, cấp đất tái định cƣ cho các hộ dân khi Nhà nƣớc thu hồi đất có nơi làm tốt, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật,

có nơi còn làm chƣa tốt, bộc lộ những tồn tại, bất cập gây bức xúc trong nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2012 đến 2016, số lƣợt ngƣời đến cơ quan hành chính nhà nƣớc ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) để khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh đều diễn ra theo chiều hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc, song tình hình trật tự xã hội, an ninh nông thôn trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định. Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân chủ yếu liên quan đến đất đai, chiếm 85,4%, về chế độ chính sách chiếm tỷ lệ 3,5%, liên quan đến các nội dung khác chiếm 11,1%.

Nội dung tố cáo, phản ánh của công dân chủ yếu về cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất đai, đầu tƣ xây dựng, tài chính ngân sách, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ nhà nƣớc giao; tố cáo trong nội bộ nhân dân nhƣ: lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích (chiếm tỷ lệ 81,5%). Nội dung tố cáo cán bộ bao che cho việc làm sai, vi phạm các chính sách xã hội chiếm tỷ lệ 15,9%. Tố cáo các nội dung nhƣ đánh ngƣời gây thƣơng tích, lừa đảo trong vay mƣợn và tố cáo khác chiếm tỷ lệ 2,6%. Đối tƣợng bị tố cáo và phản ánh chủ yếu là cán bộ chính quyền cấp xã, cấp huyện.

Về tính chất, mức độ một số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh còn diễn biến phức tạp, nhất là tại một số nơi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; giao, cho thuê đất; khai thác tài nguyên khoáng sản; tranh chấp đất đai, lối đi trong nội bộ nhân dân, dòng họ, … xảy ra ở một số địa phƣơng nhƣ: thị trấn Hƣơng Canh và thị trấn Thanh Lãng – huyện Bình Xuyên; xã Ngọc Thanh, xã Tiền Châu, phƣờng Phúc Thắng – thị xã Phúc Yên; xã Tề Lỗ, xã Tam Hồng, thị trấn Yên Lạc – huyện Yên Lạc; xã Đức Bác – huyện Sông Lô; xã Hợp Châu – huyện Tam Đảo; phƣờng Khai Quang, phƣờng Ngô Quyền – thành phố Vĩnh Yên và một số công dân ở huyện Tam Dƣơng. Một số nơi có vụ việc đông ngƣời phức

tạp liên quan đến đất đai nhƣ: Một số công dân tổ dân phố Thống Nhất và Độc Lập thị trấn Thanh Lãng; một số công dân ở xã Vĩnh Ninh, xã Cao Đại huyện Vĩnh Tƣờng; một số công dân ở thị trấn Yên Lạc – huyện Yên Lạc; một số công dân ở xã Đức Bác, xã Phƣơng Khoan - huyện Sông Lô…

Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã đƣợc các cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết có lý, có tình và đƣợc kiểm tra, rà soát, tổ chức đối thoại nhiều lần, vận dụng cơ chế chính sách, pháp luật để quan tâm đến lợi ích chính đáng của ngƣời dân, không phát sinh tình tiết mới nhƣng công dân không thoả mãn theo nguyện vọng, tiếp tục khiếu kiện kéo dài, vƣợt cấp, có thái độ, lời nói, hành vi thiếu tôn trọng cán bộ tiếp công dân và có biểu hiện gây mất trật tự, liên kết giữa những ngƣời khiếu kiện tại nơi tiếp dân.

Tình hình khiếu nại, tố cáo nêu trên đã ảnh hƣởng đến an ninh, trật tự và tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định chính trị - xã hội tại một số địa phƣơng trong một số thời điểm; có nơi đã xuất hiện những mâu thuẫn phát sinh giữa ngƣời dân với chính quyền, giữa ngƣời dân với nhà đầu tƣ; một số dự án đầu tƣ xây dựng, do tác động của các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã bị làm chậm triển khai hoặc phải tạm dừng thực hiện kéo dài nhiều năm, ảnh hƣởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng thu hút đầu tƣ của tỉnh.

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành gắn công tác tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cƣờng nắm bắt tình hình ngay từ cơ sở, nơi có vụ việc; tập trung kiểm tra, xác minh, rà soát, tổ chức đối thoại để giải quyết kịp thời, nhất là các vụ việc đông ngƣời phức tạp, tồn đọng, kéo dài, qua đó đã tạo chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

2.2. Thực trạng công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Thể chế, chính sách quy định về tiếp công dân

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 10 ngày 26/11/1996, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập và đi vào

hoạt động từ ngày 01/1/1997. Hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh thời kỳ này đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005. Theo đó, Thủ trƣởng các cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thủ trƣởng các cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân.

Sau khi Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 của Quốc hội; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP, 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tƣ số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013, số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về quy trình xử lý đơn tố cáo, đơn khiếu nại hành chính đƣợc ban hành: Công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; ở cấp tỉnh có Trụ sở tiếp công dân tỉnh (trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh), ở cấp huyện đƣợc thực hiện tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện, ở cấp xã đƣợc thực hiện tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đặc biệt, từ ngày 25/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Tiếp công dân; Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ quy định, hƣớng dẫn chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân; Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tƣ số 07/2014/TT-CP ngày 31/10/2014 về quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; Thông tƣ số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân, Quyết định số 1585/QĐ-TTCP ngày 21/6/2016 công bố thủ tục hành chính đƣợc chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Thanh tra Chính phủ, Thông tƣ số 320/2016/TT-TTCP ngày 14/12/2016 quy định chế độ bồi dƣỡng đối với ngƣời làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và Thông tƣ số 03/2016/TT-TTCP ngày 29/12/2016 Quy định

về trang phục đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thƣờng xuyên tại Trụ sở tiếp công dân. Trên cơ sở này, hoạt động tiếp công dân trên địa bàn tỉnh đã dân đi vào nề nếp, ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân và quán triệt Chỉ thị số 35- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Thông tri số 28- TT/TU ngày 27/8/2014 về việc lãnh đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 35- CT/TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)