chính phục vụ
Xây dựng nền hành chính phục vụ vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển đất nƣớc ta trong thời kỳ hội nhập, kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc để nhà nƣớc thực sự là của dân, do dân và vì dân. Một Chính phủ gần dân, một Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động đang là hình ảnh ngày càng thể hiện rõ nét trong thời gian gần đây.
Hoạt động tiếp công dân thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình này. Vai trò của nó thể hiện ở những mặt cơ bản dƣới đây:
1.2.5.1. Làm tốt công tác tiếp dân là góp phần trực tiếp vào việc giải quyết tốt các quyền và lợi ích của người dân (giải quyết các thủ tục hành chính cũng như các khiếu nại, thắc mắc của người dân liên quan đến lợi ích của họ)
Hoạt động tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngƣời dân trong mối quan hệ với cơ quan nhà nƣớc, trƣớc hết là các thủ tục hành chính phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, hàng giờ của ngƣời dân. Tiếp công dân cũng góp phần giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc, những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn về công tác quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực; tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh một cách đầy đủ, công khai và minh bạch; đề cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong giải quyết các thủ tục hành chính cũng nhƣ các khiếu nại, thắc mắc liên quan đến lợi ích của công dân, tổ chức. Vai trò này của công tác tiếp dân thể hiện ở hai góc độ, một là tiếp công dân giúp giải quyết các thủ tục hành chính khác liên quan đến quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực, hai là tiếp công dân là một thủ tục hành chính mà ở đó công dân đến yêu cầu cơ quan nhà nƣớc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình. Vì vậy, làm tốt công tác tiếp công dân chính là giải quyết tốt các thủ tục hành chính trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân (cá nhân, tổ chức).
1.2.5.2. Làm tốt công tác tiếp dân sẽ giúp các cơ quan nhà nước tiếp thu các kiến nghị để hoàn thiện các cơ chế quản lý, cải tiến công tác phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Hơn ai hết ngƣời dân và doanh nghiệp là những chủ thể chịu tác động trực tiếp của các quy định do nhà nƣớc ban hành. Pháp luật không phải luôn thể hiện đúng thực tiễn cuộc sống vốn muôn hình muôn vẻ và có sự vận động
thay đổi không ngừng nghỉ nhƣ chính cuộc sống. Vì vậy, một nền hành chính phục vụ phải là một nền hành chính luôn nhanh nhạy, thích ứng kịp thời với những tình hình cụ thể, với nhu cầu mới phát sinh. Hoạt động tiếp công dân sẽ là cơ hội để các cơ quan nhà nƣớc có điều kiện nhìn thấy tấm gƣơng phản chiếu tình hình thực thi pháp luật, đƣa các quy định của pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, từ dó có sự điều chỉnh kịp thời. Thông qua hoạt động tiếp công dân, Nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận đƣợc các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời hoặc đề ra những chủ trƣơng, chính sách mới, đúng đắn, hợp lòng dân.
1.2.5.3. Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ giúp cơ quan hành chính nhà nước xử lý kịp thời các tố cáo, phản ánh của người dân, loại trừ các hành vi vi phạm, bảo vệ sự liêm chính, trong sạch của bộ máy nhà nước.
Thực trạng vi phạm pháp luật nói chung và tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay là rất đáng lo ngại. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều giải pháp để phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, trong đó đặc biệt là việc phát huy vai trò của ngƣời dân trong công tác này. Sự giám sát của ngƣời dân tại địa phƣơng, cơ sở sẽ là phƣơng thức hết sức quan trọng giúp cơ quan hành chính nhà nƣớc phát hiện các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng. Thông qua hoạt động tiếp công dân, các thông tin, kiến nghị, phản ánh, tố cáo của quần chúng về những việc làm sai trái, hành vi vi phạm pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức ở trong các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các chính sách pháp luật đƣợc phát hiện kịp thời, giúp cho Đảng và Nhà nƣớc có biện pháp xử lý, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức và cá nhân. Thực tế cho thấy nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng lớn đƣợc phát hiện và xử lý, đƣợc bắt từ các thông tin ngƣời dân phản ánh, tố cáo đến cơ quan nhà nƣớc. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động tiếp dân có vai trò hết sức quan trọng trọng việc góp phần đấu tranh với những vi phạm pháp
luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, làm cho bộ máy nhà nƣớc thực sự trong sạch, vững mạnh, xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân.