Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 57)

Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, từ ngày 01 thàng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.

Vĩnh Phúc nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, trung du và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21° 08’ đến 21°19' vĩ độ bắc; từ 105° 109’ đến 105°47’ kinh độ đông; có diện tích tự nhiên là 1.231,76 km²; dân số trên một triệu ngƣời; có 09 đơn vị hành chính, gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc; với 137 xã, phƣờng, thị trấn. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

- Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đƣờng ranh giới là dãy núi Tam Đảo.

- Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô. - Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. - Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội.

Sơ đồ 2.1: Tỉnh Vĩnh Phúc trong mối liên hệ vùng

Lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc là nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô với chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: Quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang), tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai và đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân (Quảng Ninh).

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm; có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô; có nhiều tài nguyên nhƣ: Tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)