Thể chế, chính sách quy định về tiếp công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 65)

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 10 ngày 26/11/1996, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập và đi vào

hoạt động từ ngày 01/1/1997. Hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh thời kỳ này đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005. Theo đó, Thủ trƣởng các cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thủ trƣởng các cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân.

Sau khi Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 của Quốc hội; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP, 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tƣ số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013, số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về quy trình xử lý đơn tố cáo, đơn khiếu nại hành chính đƣợc ban hành: Công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; ở cấp tỉnh có Trụ sở tiếp công dân tỉnh (trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh), ở cấp huyện đƣợc thực hiện tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện, ở cấp xã đƣợc thực hiện tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đặc biệt, từ ngày 25/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Tiếp công dân; Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ quy định, hƣớng dẫn chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân; Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tƣ số 07/2014/TT-CP ngày 31/10/2014 về quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; Thông tƣ số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân, Quyết định số 1585/QĐ-TTCP ngày 21/6/2016 công bố thủ tục hành chính đƣợc chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Thanh tra Chính phủ, Thông tƣ số 320/2016/TT-TTCP ngày 14/12/2016 quy định chế độ bồi dƣỡng đối với ngƣời làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và Thông tƣ số 03/2016/TT-TTCP ngày 29/12/2016 Quy định

về trang phục đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thƣờng xuyên tại Trụ sở tiếp công dân. Trên cơ sở này, hoạt động tiếp công dân trên địa bàn tỉnh đã dân đi vào nề nếp, ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân và quán triệt Chỉ thị số 35- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Thông tri số 28- TT/TU ngày 27/8/2014 về việc lãnh đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 35- CT/TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, triển khai thành lập Ban tiếp công dân cấp huyện, thành phố, thị xã.

Căn cứ Thông tƣ liên tịch số 46/TTLT-BTC-TTCP ngày 21/12/2012 giữa Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định chế độ bồi dƣỡng đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn thƣ, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 78/2012/NQ-HĐND ngày 16/3/2012 quy định về mức chi bồi dƣỡng đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại tố cáo kiến nghị phản ánh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nghị quyết đã đƣợc triển khai, áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh ở các cơ quan, đơn vị. Hiện nay, căn cứ Thông tƣ số 320/2016/TT-BTC quy định chế độ bồi dƣỡng đối với ngƣời làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, UBND tỉnh đang trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết mới quy định về chế độ bồi dƣỡng đối với ngƣời làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh để thay thế Nghị quyết số 78/2012/NQ- HĐND ngày 16/3/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Để kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và đổi mới, cải cách công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2796/QĐ-CT ngày 13/10/2014 về việc quy định số lƣợng

cán bộ, công chức làm công tác xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 907/QĐ-CT ngày 17/3/2016 về ban hành Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 về ban hành Quy chế tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và đang triển khai xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh về công tác tiếp công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp công dân trong điều kiện xây dựng nền hành chính phục vụ từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)