7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Các loại sản phẩm hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản
ghi chú rõ ràng, quần đảo Hoàng Sa (Paracels) thuộc chủ quyền của Đế chế An Nam (Empire d’An-nam) (xem phụ lục 3, hình 1.1).
Bên cạnh đó, trải qua hơn một trăm năm tồn tại, với những thay đổi của lịch sử và tác động của thiên nhiên, con người và của chiến tra nh, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng nói chung và Việt Nam – Trung Quốc nói riêng đã có nhiều biến động phức tạp. Trên thực địa, một số mốc giới của đường biên giới pháp lý thời kỳ đó đã bị mất, bị hủy hoại, bị dịch chuyển... gây ra nhận thức khác nhau về đường biên giới ở một số khu vực, dẫn đến tranh chấp. Tình hình đó đặt ra yêu cầu hai nước Việt Nam – Trung Quốc phải hợp tác để xác định lại một cách rõ ràng, cụ thể đường biên giới pháp lý này bằng các phương pháp kỹ thuật mới, với một hệ thống mốc giới hiện đại, bền vững hơn[23].
Tóm lại, đo đạc và bản đồ là lĩnh vực khoa học kỹ thuật sử dụng các phương pháp thu nhận và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa lý ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không và biểu thị bề mặt Trái Đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu theo các quy tắc toán học nhất định.
1.3.2. Các loại sản phẩm hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc vàbản đồ bản đồ
Đo đạc và bản đồ là ngành nghề có từ lâu đời, sản phẩm của ngành có đóng góp quan trọng và liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của xã hội đặc biệt trong lĩnh vực: lập bản đồ địa hình quốc gia, quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý rừng, quản lý biến đổi khí hậu, quản lý giao thông, điện lực, viễn thông, thủy lợi… Có nhiều cách phân loại sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ dựa vào các tiêu chí khác nhau, tuy nhiên
cách phân loại được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình là phân loại ra làm ba nhóm: Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành và sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, cụ thể như sau[21]:
Thứ nhất, sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản
Là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành và các địa phương, bao gồm: - Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia. - Xây dựng và bảo trì hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia.
- Thành lập và hiệu chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh, Atlas quốc gia.
- Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản.
- Xây dựng và cập nhật CSDL địa lý quốc gia.
- Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý. - Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
- Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
- Xây dựng hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ. - Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ.
Thứ hai, sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành
Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý của từng ngành hoặc từng địa phương, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng. - Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng.
- Thành lập hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng CSDL bản đồ địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện.
- Thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng. - Xây dựng CSDL địa lý chuyên dụng.
- Khảo sát địa hình, đo đạc phục vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Tỉnh rất chú trọng áp dụng khoa học –kỹ thuật vào ngành đo đạc và bản đồ, atlas điện tử tỉnh Bình Dương là một sản phẩm của việc áp dụng ấy (xem phụ lục 3, hình 1.2). Atlas điện tử là một tập hợp có hệ thống các trang bản đồ điện tử được thiết kế và xây dựng theo một tiêu chuẩn nhất định, dựa trên công nghệ GIS với nhiều ưu điểm nổi bật. Về mặt thể hiện Atlas điện tử có một thể hiện linh động và mang tính tương tác cao. Trong quá trình sử dụng, khai thác nhờ lưu trữ dữ liệu ở dạng số và quản lý dữ liệu theo một hệ quản trị CSDL, atlas điện tử có thể thực hiện những tính năng phân tích đặc biệt mà atlas truyền thống không thể có. Về mặt lưu trữ và quản lý thì các dữ liệu của atlas điện tử rất dễ dàng được cập nhật, thêm bớt, sửa đổi mà không làm thay đổi cấu trúc chung và không đòi hỏi thời gian và tiền bạc nhiều như đối với atlas truyền thống (để thay đổi một chi tiết nhỏ cũng phải vẽ sửa in lại từ đầu). Đây cũng là một sản phẩm của hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành. Atlas điện tử phổ biến được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vai trò và lợi ích của Atlas điện tử cấp tỉnh mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Thứ ba, sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng
- Xây dựng hệ quy chiếu, hệ tọa độ quân sự.
- Xây dựng hệ thống định vị dẫn đường dùng cho quân sự. - Xây dựng hệ thống điểm tọa độ, điểm độ cao quân sự.
- Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng dùng cho quân sự.
- Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình quân sự, hải đồ và các loại bản đồ chuyên đề dùng cho quân sự.
- Xây dựng CSDL địa lý quân sự và các hệ thống thông tin địa lý chuyên đề dùng cho quân sự.
Tóm lại, Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản là việc xây dựng, quản lý, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành, địa phương và cộng đồng. Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành là hoạt động thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ phục vụ cho nhu cầu của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng. Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng.
Trong các loại sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ trên có nhiều sản phẩm có thể tiến hành XHH, hoạt động XHH diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, quan điểm của Đảng và Nhà nước.
1.3.3. Nội dung xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ
Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện hai chức năng:
Thứ nhất, chức năng quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có một phần nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên là quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ hai, chức năng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ. Trong khi đó, chức năng thứ hai hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ là hoạt động mang tính chuyên môn kỹ thuật thuần túy. Vì là hoạt động chuyên môn kỹ thuật thuần túy nên Nhà nước hoàn toàn có thể tiến hành xã hội hóa hoạt động này, giao cho các thành phần kinh tế trong xã hội thực hiện, Nhà nước không ôm đồm như hiện hay tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương.
Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ sẽ giúp cho bộ máy Văn phòng Đăng ký đất đai được tinh gọn hơn, góp phần đắc lực và công cuộc cải cách hành chính ở tỉnh Bình Dương nói riêng và trên toàn quốc chung. Đồng thời, xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ sẽ giúp giảm chi cho ngân sách nhà nước đáng kể.
1.4. Bài học kinh nghiệm xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công
1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương
Hà Tĩnh thành công trong XHH công tác bảo vệ môi trường
Đi đôi với phát triển KT-XH, công tác XHH BVMT cũng được tỉnh quan tâm nhằm hướng tới phát triển bền vững. Một trong những biện pháp tỉnh đang thực hiện là huy động tất cả các nguồn lực xã hội tham gia BVMT. Kết quả đạt được trong công tác XHH từ năm 2011 - 2015 trên địa bàn Hà Tĩnh: Đã xây dựng hoàn thành, đưa vào hoạt động hai nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công nghệ tiên tiến,
đang triển khai xây dựng một nhà máy xử lý rác thải nguy hại, đã thành lập được 166 hợp tác xã, tổ - đội vệ sinh môi trường[16].
Vì vậy, các chất thải rắn trên địa bàn cơ bản tỉnh đã được xử lý. Đi cùng với công tác thu gom xử lý rác thải, nhiều hoạt động thiết thực khác như khơi thông cống rãnh, xử lý môi trường sau lũ lụt, các phong trào toàn dân tham gia BVMT tại các địa phương trong xây dựng nông thôn mới đang được triển khai mạnh mẽ. Xác định việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, tăng cường XHH công tác BVMT là nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Xã hội hóa hoạt động điện ảnh ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố năng động, nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi, trong đó có hoạt động điện ảnh. Công tác XHH điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua khá thành công với sự ra đời của nhiều hãng phim và cơ sở sản xuất phim tư nhân[28].
Trong báo cáo tổng kết công tác của Hội Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ V, phần nhận định tình hình có ghi là thị trường điện ảnh hình thành rõ nét một số cụm rạp hiện đại đã mọc lên, như Megastar, Galaxy, Lotte… gắn liền với những trung tâm thương mại, có những phương tiện giải trí khác. Các rạp của Công ty Điện ảnh thành phố như Đống Đa, Thăng Long cũng được sửa sang hiện đại, cho nên lượng khán giả đến xem phim ở rạp cũng nhiều hơn. Đặc biệt, 5 năm trở tại đây, các nhà sản xuất phim Việt Nam như Phước Sang, Thiên Ngân... đã sản xuất nhiều phim chiếu tết. Do đó, vào mùa Tết, phim Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay, việc kinh doanh của các trung tâm nhập khẩu và phát hành phim tại thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình tư nhân hóa, hoạt động làm phim sôi nổi hơn do sự năng động của các nhà quản lý tư nhân. Khán giả ở thành phố Hồ Chí Minh hiện có thể xem được nhiều bộ phim mới, nổi tiếng của điện ảnh thế giới cùng thời điểm với nhiều nước khác. Phải khẳng định rằng, có nhiều hãng phim, các đơn vị sản xuất phim cùng hỗ trợ nhau sản xuất ra nhiều bộ phim hay, có giá trị thì thị trường điện ảnh thành phố mới có sức lôi cuốn. Những nghệ sĩ, những người làm
phim sẽ có nhiều phim để tham gia, giúp tăng thêm thu nhập và phát triển tài năng; khán giả thì có nhiều phim để chọn lựa.
XHH bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai [27].
Phần lớn các bệnh viện công đều triển khai XHH từ nguồn vốn vay ngân hàng. Đặc biệt, tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là dự án XHH trong lĩnh vực y tế đầu tiên của cả nước thực hiện theo mô hình mới PPP với lượng vốn XHH lớn, khoảng 1.300 tỷ đồng với 700 giường bệnh XHH.
Theo TS.BS. Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho rằng việc đầu tư theo mô hình PPP có nhiều điểm ưu việt. Thứ nhất, phù hợp với chủ trương XHH của Nhà nước, nên dễ thu hút đầu tư cũng như dễ tiếp cận nguồn vốn vay. Thứ hai, kiểm soát, cũng như tỷ lệ phân chia lợi nhuận của bệnh viện tương đối phù hợp so với giá trị góp vốn vào của công ty (vốn Nhà nước 40%). Thứ ba, là chủ động và linh hoạt trong điều hành. Thứ tư, là chủ động trong công tác nhân sự, đầu tư thiết bị, đặc biệt là tạo cơ chế mở để bệnh viện thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc.
Tương tự, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Phạm Văn Dũng cho biết từ nhu cầu phát triển các chuyên khoa sâu nên bệnh viện cần một lượng máy móc, trang thiết bị y tế rất lớn nhưng hiện nay đầu tư công rất khó khăn, XHH là giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này. Qua đó giúp cho bệnh viện không ngừng phát triển các kỹ thuật cao.
Giám đốc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai Nguyễn Lê Đa Hà cho biết, bệnh viện đã có 4 công trình xây dựng từ nguồn vốn vay ngân hàng lên đến gần 20 tỷ đồng. Các công trình này chủ yếu là khu dịch vụ: căn tin, khám ngoại trú, khu nội trú. Vay vốn ngân hàng sẽ mang lại lợi ích chung nhiều hơn vay vốn từ cổ đông, vì lãi suất ngân hàng luôn thấp hơn cổ tức; lợi nhuận sau khi trừ lãi suất ngân hàng thì phần còn lại dành cho tập thể sẽ cao hơn. Bệnh viện có thể lấy lợi nhuận từ khu dịch vụ để nâng cao đời sống của cán bộ, nhân viên ở khu thường.
Hiệu quả từ XHH hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc[22]
Xác định XHH BVMT là một trong những biện pháp tích cực, góp phần thực hiện tốt công tác BVMT. Tỉnh có nhiều chính sách nhằm thu hút và hỗ trợ các thành
phần kinh tế tư nhân tham gia vào BVMT như: hỗ trợ về đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vốn, ưu đãi tín dụng, miễn giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng các công trình BVMT ; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động BVMT,.. Với các chính sách hỗ trợ và tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thời gian qua có nhiều doanh nghiệp tư nhân đến đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý chất thải, tái chế rác thải tại tỉnh Vĩnh Phúc như: Trung tâm tái chế và xử lý chất thải công nghiệp của Công ty TNHH Môi trường Công nghiệp Xanh tại thôn Thanh Cao, xã Ngọc Thanh, công suất 20.000 tấn/ năm (đang mở rộng công xuất lên 30.000 tấn/ năm); công ty TNHH Song Tinh tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên; Công ty TNHH thương mại Khánh Dư,… Các công trình do doanh nghiệp tư nhân đầu tư góp phần không nhỏ trong việc BVMT, tận dụng được nguồn tài nguyên và đặc biệt là giải quyết một lượng lao động nhàn rỗi cho địa phương.
Để đẩy mạnh XHH công tác BVMT ở khu vực nông thôn, UBND tỉnh đã có đề án hỗ trợ đầu tư thí điểm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn giai đoạn 2009-2010, tạo cơ chế XHH cho công tác thu gom rác thải ở khu vực nông thôn. Toàn tỉnh có 120/125 xã, thị trấn thành lập Hợp tác xã môi trường hoặc Tổ vệ sinh môi trường (chiếm 96%). Ngành TN&MT phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên nhằm phát động mạnh mẽ các tổ chức, đoàn thể được xây dựng và đem lại hiệu quả thiết thực như: Tuyến đường phụ nữ tự quản,