Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, sở tài nguyên và môi trường tỉnh bình dương (Trang 84 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về

3.2.2.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp

Văn phòng ĐKĐĐ một cấp trực thuộc Sở TN&MT được thành lập trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và 09 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2015.

Một là, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ.

Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ TN&MT – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ. Văn phòng ĐKĐĐ có chức năng tham mưu, giúp Sở TN&MT thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- ĐKĐĐ và tài sản khác gắn liền với đất.

- Xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và CSDL đất đai.

- Thống kê, kiểm kê đất đai.

- Cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật về đất đai và đo đạc bản đồ.

Hai là, kiện toàn tổ chức, bộ máy.

Tổ chức bộ máy Văn phòng ĐKĐĐ được kiện toàn, sắp xếp theo nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu, gồm có 05 Phòng và 09 Chi nhánh trực thuộc (xem phụ lục 3, hình 2.3), các Chi nhánh thành lập các Tổ trực thuộc: Tổ Hành chính, Tổ Đăng ký cấp giấy chứng nhận, Tổ Kỹ thuật đo đạc bản đồ và Tổ Lưu trữ. Trong công tác về đo đạc và bản đồ thì yếu tố nguồn gốc lịch sử thửa đất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành hồ sơ pháp lý thửa đất, điều này có nghĩa là Văn phòng ĐKĐĐ cần chú trọng vào công tác lưu trữ hồ sơ địa chính. Tuy nhiên, tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hiện nay chỉ thành lập “Tổ thông tin - lưu trữ” trực thuộc Phòng Kỹ thuật Đo đạc và Bản đồ, chưa đáp ứng được nhu cầu sao lục hồ sơ tài liệu của nội bộ ngành cũng như của yêu cầu của tổ chức, cá nhân bên ngoài. Kiến nghị Văn phòng ĐKĐĐ cần nâng cấp “Tổ thông tin - lưu trữ” lên thành “Phòng thông tin - lưu trữ” mới đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tra

cứu, sao lục hồ sơ như hiện nay, điều này cũng phù hợp với quy định tại điểm d khoản 2 điều 3 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC.

Tổng số CCVCNLĐ thời điểm hợp nhất là 536 người (năm 2014), trong đó có 36 biên chế sự nghiệp và 500 lao động hợp đồng. Đến năm 2015, có 580 người, trong đó 36 biên chế sự nghiệp và 544 lao động hợp đồng, tăng 44 người so với thời điểm hợp nhất. Tỷ lệ có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm trên 85%; số CCVCNLĐ đang theo học chương trình sau Đại học chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra có 55,14% khách hàng cho biết rằng không hài lòng về trình độ chuyên môn của cán bộ đo đạc và bản đồ (xem phụ lục 2). Vì vậy, kiến nghị thay đổi chương trình đào tạo chuyên ngành đo đạc và bản đồ tại các trường Đại học theo hướng bám sát yêu cầu của thực tế, đồng thời cơ quan TN&MT nói chung và Văn phòng ĐKĐĐ nói riêng cần phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học phía Nam trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đo đạc và bản đồ.

Ba là, cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc.

Trụ sở chính của Văn phòng ĐKĐĐ được bố trí tại số 99, đường 30/4, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một; ngoài ra, còn được bố trí thêm địa điểm làm việc tại tầng 5, tháp B, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương. Hai điểm này cách nhau hơn 10km gây khó khăn trong quá trình điều hành, quản lý của Văn phòng ĐKĐĐ, kiến nghị di dời toàn bộ Văn phòng ĐKĐĐ vào trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Trụ sở làm việc của Các Chi nhánh Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Bắc Tân Uyên được bố trí trong khuôn viên Trung tâm hành chính các huyện, thị xã, thành phố; Chi nhánh Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo tiếp tục quản lý và sử dụng trụ sở làm việc đã được bố trí xây dựng; Chi nhánh Bàu Bàng tạm thời thuê ngoài để làm việc. Kiến nghị bố trí Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ vào Trung tâm Hành chính huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh sẽ thuận lợi cho người dân cũng như công tác điều hành, quản lý của Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ.

Tăng cường trang thiết bị làm việc hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm, hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động đo đạc và bản đồ của Văn phòng ĐKĐĐ, kỹ thuật đo đạc bằng công nghệ RTK là một ví dụ (xem phụ lục 3, hình

3.1). Kỹ thuật đo đạc này có ưu điểm là đo đạc kể cả ngày và đêm, với mọi điều kiện thời tiết, thời gian đo xa 10km trong vòng vài giây, trong khi đó kỹ thuật đo đạc truyền thống không thể làm được điều này. Phù hợp với các quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ khi mà chỉ kiểm tra kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm, hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ mang tính xác suất.

Bốn là, ban hành cơ chế tài chính phù hợp.

Cơ chế tài chính của Văn phòng ĐKĐĐ một cấp được thực theo quy định của Pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tạo sự chủ động trong việc triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo trang trải được chi phí hoạt động và đời sống cho CCVCNLĐ. Hệ thống kế toán được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố trên phần mềm kế toán MISA, thuận tiện việc theo dõi, phát hiện sai sót để chấn chỉnh kịp thời.

Năm là, tăng cường sự phối hợp của các Sở, Ngành - Đối với Sở TN&MT

Tham mưu UBND tỉnh theo hướng giao lại cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết các trường hợp cá biệt có nhu cầu tách thửa đối với đất ở (thay vì giao cho Sở TN&MT như hiện nay).

Văn phòng ĐKĐĐ chuyển chức năng thực hiện DVC về đo đạc và bản đồ cho các đơn vị bên ngoài Văn phòng ĐKĐĐ thực hiện tạo sự cạnh tranh lành mạnh.

- Đối với Sở Tài chính, Cục thuế

Thực hiện nghiêm Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 14/4/2015 về phối hợp và thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, Quyết định số 1517/QĐ-UBND ngày 17/6/2015 về trình tự, thủ tục luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính. Phối hợp với Sở TN&MT vận hành tốt phần mềm điện tử luân chuyển hồ sơ để xác định nghĩa vụ tài chính.

Phát hành thông báo nộp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai đảm bảo thời gian quy định. Đối với các hồ sơ phức tạp hoặc các Dự án lớn, thông báo cho chủ sử dụng đất bằng Văn bản (về tình trạng hồ sơ và thời gian giải quyết) thông qua Văn phòng ĐKĐĐ hoặc mời chủ sử dụng đất đến hướng dẫn, giải quyết.

- Đối với Sở Xây dựng

Nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, cấp phép xây dựng tại địa phương. Phát hiện, xử lý hoặc tham mưu kịp thời các trường hợp xây cất trái phép nhà ở, công trình xây dựng.

Kiến nghị khi cấp giấy phép xây dựng nên tách các hạng mục công trình ra các hạng mục cụ thể, không tiến hành cấp gộp như hiện nay (ví dụ: không gộp diện tích nhà xưởng và diện tích văn phòng cấp thành diện tích tổng).

- Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo các Phòng chức năng có liên quan, UBND cấp xã kiểm tra việc sử dụng đất trên địa bàn, kiên quyết xử lý vi phạm theo quy định (buộc khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm đối với các hành vi sử dụng đất sai mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật,…).

Theo kết quả điều tra có đến 62,62% khách hàng cho biết rằng không hài lòng về tác phong giao tiếp của cán bộ đo đạc và bản đồ (xem phụ lục 2). Do đó, cần nghiên cứu lập “Tổ hỗ trợ pháp lý” tại Bộ phận “Một cửa”; bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, tác phong đạo đức để kịp thời hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân đến liên hệ và thực hiện các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, sở tài nguyên và môi trường tỉnh bình dương (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)