7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ
địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
Đo đạc và bản đồ là hoạt động điều tra cơ bản, phải được tiến hành trước một bước, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của ngành TN&MT công tác quản lý đất đai nói chung và đo đạc và bản đồ nói riêng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả nổi bật.
2.2.1. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồThứ nhất, về công tác đo đạc và bản đồ Thứ nhất, về công tác đo đạc và bản đồ
Lĩnh vực đo đạc và bản đồ của tỉnh trong những năm qua đã và đang thực hiện những dự án trọng tâm như: thành lập bộ bản đồ địa chính số bằng công nghệ ảnh
hàng không trong hệ tọa độ HN-72 (giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1999) và đang được đo đạc, chỉnh lý trong hệ tọa độ VN-2000 (giai đoạn từ năm 2004 đến nay); xây dựng 144 điểm địa chính cơ sở; thành lập bộ bản đồ Atlas điện tử toàn tỉnh. Văn phòng ĐKĐĐ đang triển khai đo đạc, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính tại 7 xã, thị trấn thuộc huyện Phú Giáo từ đầu năm 2017 (đang thực hiện giai đoạn đo đạc ngoại nghiệp).
Trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã được xây dựng được bản đồ địa hình và CSDL nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2.000 cho toàn bộ các xã, phường năm 2013; bản đồ địa hình và CSDL nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/10.000 phủ trùm toàn bộ tỉnh Bình Dương năm 2010; đã đo vẽ thành lập bản đồ địa hình dạng số tỷ lệ 1/2.000 cho 09 phường, xã của thị xã Thuận An (Lái Thiêu, Thuận Giao, Hưng Định, Bình Hòa, Bình Nhâm, Bình Chuẩn, An Phú, An Thạnh, Vĩnh Phú) và 02 phường của thị xã Dĩ An (Tân Bình, Tân Đông Hiệp) năm 2013.
Đo đạc phục vụ công tác xây dựng CSDL nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2.000 trên địa bàn tỉnh có chọn lọc của 77/91 xã, phường, thị trấn trong 08 huyện, thị xã của tỉnh (huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An). Phạm vi khu đo đạc tập trung chủ yếu vào các khu vực bằng phẳng, đông dân cư, nơi tập trung các cơ quan, nhiều công trình, dự án phát triển hạ tầng, những nơi có mật độ các đối tượng địa lý đa dạng và phức tạp đồng thời đảm bảo độ chính xác bản đồ phục vụ công tác quy hoạch và quản lý phát triển KT-XH của địa phương.
Công tác đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích bồi thường, thu hồi đất. Sở TN&MT đã tham mưu UBND phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 119 phương án với tổng số tiền phê duyệt hơn 1.020 tỷ đồng (trong đó cấp tỉnh đã trình phê duyệt 46 phương án với 47 tỷ đồng).
Ngoài ra Sở TN&MT còn di dời, khôi phục mốc tọa độ, độ cao; thực hiện đo đạc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh; bàn giao mốc địa chính cơ sở trên địa bàn tỉnh cho các xã, phường, thị trấn. Thẩm định 06 hồ sơ xin cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ (Công ty TNHH Đo đạc Phong Huy, Công ty xây dựng đo đạc Thái Trung Nghĩa, Công ty TNHH TM Việt Tâm, Công ty TNHH TM XD
Phú Tân, Công TNHH Đo đạc và xây dựng Đại Lộc Phát và Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh) trình Cục Đo đạc và Bản đồ cấp giấy phép.
Thứ hai, về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Sở TN&MT phối hợp với Trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính – Tổng cục Quản lý Đất đai đã triển khai phần mềm VisualSVN server, TortoiseSVN phục vụ cho công tác sử dụng bản đồ địa chính dùng chung trên toàn tỉnh và đã cập nhật đưa vào vận hành khai thác bản đồ địa chính dùng chung trong toàn hệ Văn phòng ĐKĐĐ từ ngày 23 tháng 05 năm 2014. Đây là bộ phần mềm dùng để ứng dụng dùng chung một bộ bản đồ thống nhất trong toàn tỉnh, khi cấp huyện cập nhật thì cấp tỉnh cũng sẽ được thông báo và ngược lại.
Trong năm 2016, Văn phòng ĐKĐĐ đã thực hiện DVC đo đạc và bản đồ được 93.594 hồ sơ (tăng 41,8% so với năm 2015), trong đó cấp tỉnh thực hiện 1.619 hồ sơ (tăng 58% so với cùng kỳ) và cấp huyện thực hiện 91.975 hồ sơ (tăng 42% so với cùng kỳ); đăng ký biến động cho 162.657 hồ sơ (trong đó cấp tỉnh thực hiện 10.251 hồ sơ, cấp huyện thực hiện 129.829 hồ sơ); chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính được thực hiện thường xuyên cả ba cấp, đã chỉnh lý được 140.080 giấy chứng nhận QSDĐ và cập nhật vào bản đồ địa chính 44.235 thửa đất.
Công tác chuẩn hóa địa danh dân cư, sơn văn và KT-XH thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 trong phạm vi tỉnh. Ngày 29/10/2014, Sở Nội vụ đã tổ chức hội nghị thống nhất công tác chuẩn hóa địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, KT-XH phần đất liền thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 trong phạm vi tỉnh.
Việc thực hiện chỉnh lý hình thể thửa đất vào dữ liệu không gian địa chính của CSDL, cập nhật thông tin biến động về thuộc tính địa chính của thửa đất và scan (sao chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, bản đồ, bản trích đo địa chính, đăng ký biến động có nhiều thao tác phức tạp và mất nhiều thời gian. Nhưng với sự quyết tâm thực hiện CSDL phục vụ cho ngành quản lý đất đai tỉnh, lãnh đạo Sở TN&MT rất quan tâm và đã chỉ đạo bố trí nhân lực, vật lực để thực hiện, bảo đảm công tác này được thực hiện liên tục, chính xác và hiệu quả.
Thứ ba, về công tác địa giới hành chính
Sau ngày thành lập tỉnh Bình Dương (năm 1996), công tác quản lý địa giới hành chính kế thừa những kết quả đạt được từ tỉnh Sông Bé và dựa trên cơ sở pháp lý của bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính lập theo chỉ thị 364-CT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 06 tháng 11 năm 1991. Tuy nhiên công tác lập bộ hồ sơ, bản đồ 364-CT chưa có độ chính xác cao, chưa cập nhật kịp thời những biến động do tác động của quá trình phát triển KT-XH và quá trình điều chỉnh, chia tách, thành lập mới đơn vị hành chính đã tạo nên những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý địa giới hành chính (xem phục lục 3, hình 2.1).
UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của 9/9 đơn vị hành chính cấp huyện và 91/91 đơn vị hành chính cấp xã; hoàn thành công tác khôi phục các mốc địa giới hành chính thuộc địa phận tỉnh ở cả 3 cấp, trên cơ sở có thay đổi quy cách mốc và đo đạc có tọa độ trên các điểm mốc; đã thành lập bản đồ hành chính giấy toàn tỉnh (tỷ lệ 1/50.000), bản đồ giấy và số cho 9 đơn vị cấp huyện (tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000).
Thứ tư, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Căn cứ Nghị quyết số 59/NQ-HĐND9 ngày 16/12/2016 của HĐND tỉnh Bình Dương về việc thông qua danh mục dự án, công trình thuộc diện thu hồi đất trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đề nghị phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của UBND 09 huyện, thị xã, thành phố. Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh, kết quả đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của 09 huyện, thị xã, thành phố.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai còn được sử dụng vào các mục đích đánh giá hiện trạng sử dụng đất, làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở để kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN của cả nước, của các ngành và của địa phương (xem phụ lục 4, bảng 2.2).