Như đã nhận xét ở trên, khung năng lực được đề xuất trong nghiên cứu này đảm bảo tính khoa học và đạt được độ tin cậy tương đối cao. Do đó, tác giả cho rằng nó có thể được các cơ quan chức năng xem xét để đưa vào sử dụng.
Thứ nhất là, đối với công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện, khung năng lực là cơ sở để xác định yêu cầu năng lực cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện. Đồng thời, dựa trên các năng lực thành phần và mức độ quan trọng của nó để xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn các ứng viên và các thang đo năng lực dành cho ứng viên cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện.
Thứ hai là, đối với công tác tổ chức cán bộ, khung năng lực có thể được sử dụng làm cơ sở để xác định mức độ năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện so với vị trí việc làm của chủ tịch UBND cấp huyện. Từ đó, người lãnh đạo, quản lý có thể đánh giá và bố trí vị trí cho cán bộ hợp lý hơn.
Thứ ba là, đối với công tác đánh giá đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện, khung năng lực có thể được sử dụng để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ. Dựa trên các năng lực thành phần và mức độ quan trọng của năng lực, người lãnh đạo, quản lý có thể xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện nhằm làm cơ sở để đánh giá và sắp xếp cán bộ cho chức danh này.
Thứ tư là, đối với công tác đào tạo cán bộ, khung năng lực có thể được sử dụng như là thang đo mức độ năng lực đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện đang đạt được. Bằng cách đối chiếu với yêu cầu của vị trí việc làm, cá nhân chủ tịch UBND cấp huyện và người lãnh đạo, quản lý có thể biết được cá nhân được xem xét đang thiếu những năng lực nào, cần bổ sung, bồi dưỡng những năng lực nào. Từ đó, người lãnh đạo, quản lý có cơ sở để xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ của chủ tịch UBND cấp huyện. Đồng thời, chủ tịch UBND cấp huyện cũng có thể xây dựng kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng để đạt được những kỹ năng cần thiết trong công việc của mình.
Để khung năng lực có thể đưa vào sử dụng được ở bốn công việc liên quan đến công tác cán bộ như đã nêu ở trên, tác giả cho rằng Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị cần ban hành các quy định về việc công nhận khung năng lực và hướng dẫn sử dụng khung năng lực trong công tác tuyển dụng, quản lý, đánh giá và bố trí cán bộ.
3.5.3. Bài học kinh nghiệm
Xây dựng khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị là nhiệm vụ cấp thiết của tỉnh, thực hiện theo đúng theo chỉ đạo của BCH Trung ương và của Chính phủ về việc xây dựng khung năng lực và vị trí việc làm cho các cơ quan nhà nước. Qua quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi
Thứ nhất, khung năng lực là cơ sở để xây dựng các bộ tiêu chuẩn vị trí việc làm, tiêu chí để điều động, bổ nhiệm, luân chuyển và đánh giá cán bộ. Mặc dù chưa có khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện nhưng một số địa phương đã và đang xây dựng bản mô tả vị trí, việc làm. Do đó, việc thực hiện quy trình ngược như vậy là thiếu đồng bộ, không đảm bảo tính khoa học. Vì vậy cần ban hành ngay khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện và kịp thời điều chỉnh bản mô tả vị trí, việc làm cho phù hợp. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ này dành cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc xây dựng khung năng lực cần phải đồng bộ và kịp thời, trước khi chỉ đạo các đơn vị xây dựng bản mô tả vị trí việc làm.
Thứ hai, khi xây dựng khung năng lực cần bám sát các quy định của nhà nước, các yêu cầu đặc thù của từng chức danh, của ngành, lĩnh vực và các mô hình đã xây dựng thành công. Khảo sát các mô hình đã công bố là cơ sở lý luận ban đầu để xây dựng khung năng lực. Khung năng lực xây dựng dựa trên việc tham chiếu với các quy định của nhà nước về yêu cầu năng lực đối với CBCC và căn cứ với những đặc điểm đặc thù của từng chức danh lãnh đạo, từng ngành, từng lĩnh vực thì sẽ có tính khả thi cao hơn khi ứng dụng vào hệ thống cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng khung năng lực phải dựa trên thực tiễn tình hình và đặc điểm của địa phương để khung năng lực sau khi xây dựng được là có thể vận dụng được ngay vào thực tiễn công việc.
Thứ ba, để đảm bảo tính khoa học và khách quan, mẫu khảo sát cần được lựa chọn ngẫu nhiên trong lớp đối tượng cần khảo sát. Đồng thời, người được khảo sát cần phải có chức danh lãnh đạo và có kinh nghiệm công tác từ chủ chốt cấp huyện trở lên và là người có trách nhiệm cao khi trả lời các câu hỏi khảo sát. Trong nghiên cứu này, mẫu khảo sát được lựa chọn là cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên. Do đó, kết quả khảo sát được là khách quan, trung thực và đảm bảo tính chính xác. Đây là cơ sở quan trọng để cấp trên quyết định sử dụng khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện.
KẾT LUẬN
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Nội vụ, các cơ quan, ban ngành các cấp địa phương đang đẩy mạnh công tác xây dựng vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng sử dụng nguồn nhân lực. Với nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo, điều hành và quản lý chung mọi hoạt động, các lĩnh vực công tác của UBND cấp huyện, nên chủ tịch UBND cấp huyện có những yêu cầu về năng lực khác biệt so với các vị trí khác. Vì vậy, để có cơ sở cho công tác bố trí, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển và đánh đánh giá đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện cần phải xây dựng được khung năng lực cho chức danh này. Cũng như các tỉnh, thành khác, khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị cũng chỉ mới nằm trên kế hoạch. Chưa có đơn vị cấp huyện nào xây dựng đầy đủ một khung năng lực cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện. Do đó, nghiên cứu này đã tập trung xây dựng và đề xuất một khung năng lực phù hợp cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp khảo sát và phân tích ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên.
Nghiên cứu này đã dựa trên việc phân tích các vị trí, vai trò và đặc điểm của chức danh chủ tịch UBND cấp huyện, các mô hình khung năng lực dành cho CBCC nói chung đã sử dụng ở một số đơn vị trong và ngoài nước như Đại học Harvard, Đà Nẵng - Việt Nam và Cần Thơ - Việt Nam để đề xuất 31 năng lực dành cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị, được phân trong 3 nhóm gồm Năng lực chung, Năng lực quản lý và Năng lực chuyên môn. Những năng lực này được đưa vào phiếu khảo sát và gửi thăm
chốt từ cấp huyện trở lên để xác định các năng lực cần thiết của chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị. Căn cứ vào kết quả khảo sát đã lựa chọn ra các yếu tố năng lực cần thiết, yếu tố năng lực có kết quả mức độ quan trọng trên trung bình, để đưa vào khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị. (03 yếu tố năng lực không đạt yêu cầu phải đưa ra khỏi khung năng lực là yếu tố hành động sáng tạo; yếu tố thích nghi và linh hoạt; yếu tố Quản lý thời gian và tính ưu tiên trong công việc).
Những kết quả phân tích mức độ của các năng lực thành phần trong ba nhóm năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị đều cho thấy những năng lực do tác giả đề xuất, sau khi đã gạn lọc và loại bỏ những năng lực có mức độ quan trọng thấp, đều rất cần thiết đối với chức danh chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị. Hội tụ đủ những năng lực này là điều kiện rất quan trọng giúp cho đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và các năng lực quản lý, năng lực chuyên môn để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chỉ đạo, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn trong điều kiện đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay.
Khung năng lực được đề xuất bởi nghiên cứu này là bộ công cụ quan trọng để Lãnh đạo tỉnh, Ban Tổ chức, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị làm cơ sở thực hiện công tác điều động, bố trí công việc, bổ nhiệm và đánh giá đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện. Một trong những ứng dụng của khung năng lực này đã được thực hiện trong nghiên cứu này là đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị hiện nay. Kết quả khảo sát được thực hiện với ý kiến của 15 cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên cho thấy đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị đều đạt được những năng lực cần thiết và khá phù hợp với vị trí việc làm hiện tại và tương thích với mức độ quan trọng của từng yếu tố năng lực đã được đánh giá trong vòng 2 của quy trình khảo sát. Hầu hết các năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện,
tỉnh Quảng Trị đều đạt được điểm số khá cao và tương quan với mức độ quan trọng của nó. Kết quả khảo sát cũng phản ánh đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị đều đảm bảo được năng lực chuyên môn tốt; có năng lực chính trị và đạo đức cách mạng tốt, có trách nhiệm và đạo đức công vụ cao, tác phong làm việc khoa học, có thể chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một số năng lực có kết quả khảo sát khá thấp như năng lực kiến tạo, năng lực quan hệ phối hợp và hoạt động nhóm. Đặc biệt có 02 năng lực chỉ đạt mức khá và dưới khá, đó là năng lực về sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ. Điều này cho thấy đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị còn có xu hướng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao, thiếu tính sáng tạo, đột phá; mối quan hệ phối hợp trong quá trình chỉ đạo điều hành đôi lúc còn chưa tốt. Trình độ công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ còn yếu, là một trong những trở ngại trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay và điều này đã được thể hiện trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Từ thực trạng của đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị, tác giả mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị như sau:
Một là, chủ tịch UBND cấp huyện cần tăng cường khả năng tự rèn luyện để nâng cao một số kỹ năng, năng lực còn hạn chế nhưng rất cần thiết trong thế giới hiện đại và hội nhập hiện nay như Kiến tạo, Quan hệ phối hợp và hoạt động nhóm, Sử dụng công nghệ thông tin và Sử dụng ngoại ngữ. Việc rèn luyện tốt các năng lực nói trên sẽ góp phần giúp chủ tịch UBND cấp huyện có đủ khả năng để xây dựng những cách làm sáng tạo, hiệu quả dựa trên lợi thế của địa phương; phối hợp xử lý tốt công việc được giao và các vụ việc phát
đứng đầu địa phương cấp huyện.
Hai là, Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan tham mưu như Ban Tổ chức, Sở Nội vụ tỉnh cần có những kế hoạch dài hơi để tăng cường công tác phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện. Chú trọng nâng cao các năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ, năng lực kiến tạo và năng lực quan hệ phối hợp, hoạt động nhóm.
Ba là, khung năng lực cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị được xây dựng khoa học và mang tính thực tiễn cao. Trước yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tác giả kiến nghị Lãnh đạo tỉnh, cấp ủy cấp huyện phê chuẩn khung năng lực này và cho vận dụng triển khai trong toàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng quản lý và sử dụng đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện.
Tóm lại, luận văn đã đạt được mục tiêu đặt ra là xây dựng được khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị với đầy đủ luận chứng khoa học và thực tiễn. Khung năng lực đã được khảo sát, thăm dò ý kiến của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên nên có tính thực tiễn và tính ứng dụng cao. Ngoài ra, nghiên cứu còn áp dụng khung năng lực vào đánh giá được thực trạng của đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện. Kết quả khảo sát và phân tích là cơ sở để Lãnh đạo tỉnh, cấp ủy cấp huyện và các cơ quan tham mưu như Ban Tổ chức, Sở Nội vụ tỉnh xây dựng kế hoạch và chương trình hành động của mình nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như xây dựng các tiêu chí để điều đồng, đề bạt, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ một cách khoa học và chính xác. Khung năng lực được xây dựng dựa trên nhiều khung năng lực cán bộ lãnh đạo trong và ngoài nước đã vận dụng thành công nên có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo để xây dựng khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện cho địa phương khác.
Mặc dù đã đạt được những mục tiêu đặt ra trong luận văn nhưng kết quả của nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Do thời gian thực hiện tương đối ngắn nên phần ứng dụng của khung năng lực chỉ mới đạt được ở mức đánh giá thực trạng năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị mà chưa thể triển khai các công việc khác như điều động, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ.
Vì vậy, trong thời gian tới, tác giả sẽ đề xuất với Ban Tổ chức, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị ban hành và triển khai ứng dụng khung năng lực này cho các nhiệm vụ quy hoạch, đào tạo, điều động, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ. Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả để từ đó tiến hành điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cho những ứng dụng cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Kim Cương (2017), Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sỹ Quản lý công.
2. Nguyễn Kim Diện (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước tỉnh Hải Dương, Kinh tế & Quản lý nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu mới, Ban Tổ chức Thành ủy Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
4. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005),