Cấp huyện và đặc điểm cấp huyện trong hệ thống chính trị của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng khung năng lực của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh quảng trị (Trang 71 - 74)

lượng giáo dục toàn diện cho trẻ được chú trọng cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học. Giáo dục bậc tiểu học, trung học đã được đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh Quảng Trị được biết đến là thông minh, chịu khó, ham học hỏi và thường đạt những kết quả cao trong các kỳ thi.

2.2. Tổ chức chính quyền cấp huyện, tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Cấp huyện và đặc điểm cấp huyện trong hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Trị Quảng Trị

Quảng Trị có 8 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa, Cồn Cỏ) 01 thị xã (Quảng Trị) và 01 thành phố (Đông Hà), với tổng số 141 xã, phường, thị trấn. Thành phố Đông Hà là thành phố đô thị loại 3 trong xếp hạng đô thị.

Cấp huyện của tỉnh Quảng Trị có một số nét đặc trưng sau:

Thứ nhất, địa lý - tự nhiên các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đa dạng, diện tích không đều nhau. Có 4 huyện giáp biển Đông; có 02 huyện miền núi và 01 huyện đảo có tầm quan trọng về KT - XH, AN - QP. Đặc điểm tự nhiên nêu trên của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tác động trực tiếp đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KT - XH và AN - QP trên địa bàn.

Thứ hai, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, đa dạng phong phú và giàu bản sắc, chịu sự chi phối, mamg đậm bản sắc của lịch sử, văn hoá của người Việt Nam ở Bắc Trung Bộ. Tổng dân số khu vực thành thị chiếm 23,49%, khu vực nông thôn chiếm 76,51% tổng dân số toàn tỉnh.

Các huyện trong tỉnh Quảng Trị đều có điểm chung là có một nền văn hóa truyền thống giàu bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển, làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của các dân tộc trong tỉnh. Nếu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, nhân dân cả nước biết đến Quảng Trị bởi truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm, thì ngày nay nhân dân cả nước biết nhiều đến Quảng Trị bởi nơi đây còn là một địa chỉ văn hóa giàu bản sắc, phong phú và đa dạng. Vốn là một tỉnh có truyền thống cách mạng và truyền thống văn hóa lâu đời, nhân dân Quảng Trị có tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ, Quảng Trị là địa phương đã góp sức người, sức của rất lớn cho công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Trong thời kỳ xây dựng đất nước, người dân Quảng Trị tiếp tục kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội, cùng nhân dân cả nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Người lao động giàu lòng yêu quê hương đất nước, thông minh, cần cù lao động, có ý chí cao vươn, lên khắc phục mọi khó khăn, làm giàu cho gia đình, quê hương và đất nước. Những phẩm chất văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương đã in đậm vào con người Quảng Trị, tạo nên động lực tinh thần to lớn cho cư dân nơi đây tiếp tục đi lên trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh có chủ trương, chính sách phù hợp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, các huyện, thị xã, thành phố có nhiều tiềm năng kinh tế, có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng chưa phát triển với tương xứng tiềm năng, thế mạnh; một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn trong đời sống.

Thực hiện công cuộc đổi mới, các huyện, thị xã và thành phố Đông Hà đã tập trung đánh giá, quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển địa phương mình dựa trên các tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên (đất đai, mặt nước, tài nguyên khoáng sản) và các nguồn lực toàn xã hội cho đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông lâm ngư nghiệp. Các huyện vùng miền núi, gò đồi chiếm diện tích ưu thế toàn tỉnh đã tập trung khai thác lợi thế để phát triển kinh tế rừng, kinh tế vườn, chăn nuôi gia trại, công nghiệp thủy điện, năng lượng tái tạo, các loại hình du lịch sinh thái, bản địa, lịch sử cách mạng...; tăng cường đầu tư Nhà nước bảo đảm công tác khoanh nuôi tái sinh, phát triển vốn rừng để duy trì tăng độ che phủ rừng trên 50%, bảo đảm môi sinh, môi trường. Đồng thời, đã chú trọng đầu tư quy hoạch, xây dựng và nâng cấp các thị trấn, thị tứ thành các đô thị vệ tinh tiểu vùng gắn với nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông quốc gia kết nối với các vùng đô thị, phát triển kinh tế động lực khác trong tỉnh.

Các địa phương vùng đồng bằng, vùng biển có sự tập trung đầu tư lớn về phát triển công nghiệp (bia, dệt may...) và dịch vụ (tín dụng, ngân hàng, viễn thông, giao thông, hậu cần ngành nông nghiệp - công nghiệp, du lịch...), nông nghiệp (sản xuất lúa hai vụ, kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi đại gia súc...). Đặc biệt, đã tập trung vào phát triển việc nuôi trồng thủy, hải sản, đánh bắt xa bờ...

Những tiềm năng kinh tế đó đã được các huyện trong tỉnh tập trung khai thác thế mạnh, tạo được sự phát triển KT - XH của tỉnh đáng kể trong nhiều năm qua vùng; góp phần cùng cả tỉnh thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.

Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung, của các huyện nói riêng còn chậm so với các địa phương khác, nhất là chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Nhiều lĩnh vực chưa khai thác hết thế mạnh, tạo sức bật chưa cao. Nhiều lĩnh vực sản xuất chưa tạo được giá trị gia tăng cao và khả năng hội nhập thấp, cạnh tranh kém. Các huyện phát triển chưa đồng đều; còn khoảng cách phát triển giữa các huyện miền núi và đồng bằng, ven biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng khung năng lực của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh quảng trị (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)