Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt (trong đó có chủ tịch UBND cấp huyện) ở một số địa phương chưa chủ động, chưa thật sâu sát; ý thức trách nhiệm của một số cán bộ ở vị trí chủ tịch chưa cao; khả năng nghiên cứu, dự báo của một số đồng chí chưa tốt, thiếu tầm nhìn xa. Một số huyện, thị, thành còn chưa quyết liệt trong công tác cải cách hành chính; kỷ cương, kỷ luật hành chính có lúc, có nơi còn buông lỏng…làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh của địa phương.
Các tiêu chí đánh giá cán bộ còn hình thức, chung chung, thiếu nhất quán và không đồng bộ, chưa lấy hiệu quả công việc là thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ; chưa có những tiêu chí đặc thù riêng của chức danh chủ tịch UBND cấp huyện
Các tiêu chí bổ nhiệm vào chức danh chủ tịch UBND cấp huyện chưa đầy đủ, một số tiêu chí mang tính cảm tính, kinh nghiệm, chưa có cơ sở khoa học.
Chế độ chính sách không khuyến khích, thu hút người tài, người năng động sáng tạo, người làm việc có hiệu quả mà còn bình quân chủ nghĩa.
Tiểu kết chƣơng 2
Các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Trị có những đặc điểm hình thành, phát triển riêng, tạo nên diện mạo đa dạng, phong phú của tỉnh Quảng Trị; là yếu tố khách quan có tác động nhất định đến việc xác định nội dung về năng lực chủ tịch UBND cấp huyện nói riêng.
Nhìn chung, Chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị có trình độ chuyên môn và năng lực công tác có những chuyển biến đáng kể, đa số hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từng bước được nâng lên; khả năng hợp tác, đoàn kết, thống nhất quan điểm cao, sự phối hợp trong quá trình công tác luôn được coi trọng và thực hiện nghiêm túc. Uy tín cá nhân từng người cũng như của cả tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh ngày càng nâng lên. Có thể khẳng định, đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị có khả năng đảm đương vai trò người lãnh đạo tập thể ở các địa phương.
Tuy nhiên, thực tế năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị so với yêu cầu mới cũng còn không ít hạn chế, tồn tại do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đánh giá năng lực chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Quảng Trị phải dựa trên tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn đánh giá năng lực chủ tịch UBND cấp huyện có quan hệ hữu cơ và cần được nhận thức đúng và xử lý tốt trong đánh giá thực trạng.
Tất cả chức danh chủ tịch UBND cấp huyện của tỉnh Quảng Trị đều đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực cả trên ba nhóm yếu tố: đáp ứng năng lực quy định; hoàn thành nhiệm vụ được giao; mức độ hài lòng của công dân. Tuy nhiên, như đã phân tích, phương pháp đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ còn có khá nhiều vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Vấn đề cụ thể hóa khung năng lực cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện; cách thức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và khảo
Chƣơng 3.
XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Định hƣớng phát triển năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị
Đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện là bộ rất quan trọng trong đội ngũ cán bộ của bộ máy chính quyền ở nước ta. Họ vừa là người đại diện của nhân dân trong quản lý hành chính ở địa phương, vừa là người trực tiếp tổ chức thực hiện quyền hành pháp và quản lý hành chính nhà nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND cấp huyện, do vậy, họ phải là những người gần dân, hiểu dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của dân và rất cần có năng lực, kỹ năng cần thiết để tổ chức, điều hành công việc.
Bởi vậy, xây dựng đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện có năng lực, phẩm chất là yếu tố đầu tiên quyết định việc tạo dựng được đội ngũ cán bộ vững mạnh và có tính quyết định đến kết quả lãnh chỉ đạo điều hành mọi lĩnh vực tại địa phương. Bên cạnh đó, chủ tịch UBND cấp huyện phải thấu hiểu đường lối, chính sách, pháp luật, am hiểu thực tế, am hiểu công tác quần chúng, đòi hỏi phải có kiến thức về khoa học - xã hội, chính trị học, tâm lý học, khoa học lãnh đạo và quản lý; có văn hóa ứng xử, thấu hiểu con người, cân bằng hài hòa giữa lý trí và tình cảm để giải quyết công việc cho thấu lý, đạt tình; đề ra được những chiến lược, kế hoạch và biện pháp thực hiện hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế để giúp địa phương phát triển nhanh, bền vững và hài hòa. Do vậy đòi hỏi đội ngũ chủ tịch UBND cấp huyện phải là những người thực sự có “Tài” và có “Đức”.
3.2. Phƣơng pháp tiến hành xây dựng khung năng lực
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là khảo sát ý kiến chuyên gia để xây dựng khung năng lực dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu thứ cấp để đề xuất lựa chọn các năng lực cần thiết cho khung năng lực. Mục đích của giai đoạn này là để kiểm định lại khung năng lực đã đề xuất ở chương I nhằm xây dựng được khung năng lực cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị đảm bảo tính khoa học và thực tiễn hoạt động. Giai đoạn hai là khảo sát ý kiến lãnh đạo, cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên về thực trạng năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện ở tỉnh Quảng Trị, đánh giá trọng số về tầm quan trọng của các năng lực.
3.2.2. Nguồn dữ liệu
3.2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các mô hình khung năng lực đã xây dựng và áp dụng thành công của một số cơ quan quản lý nhà nước trong nước hoặc một số cơ sở nghiên cứu ở nước ngoài. Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành khảo sát mô hình khung năng lực do Đại học Havard, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Cần Thơ ban hành.
3.2.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên phiếu điều tra, bằng cách phát phiếu điều tra đến các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên của tỉnh Quảng trị. Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên việc phân tích dữ liệu thứ cấp, các năng lực được lựa chọn và mức độ cần thiết của từng năng lực.
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu và điều tra
Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu mục tiêu. Tổng số lãnh đạo, cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên tham gia khảo sát là 15.
3.2.4. Quy trình nghiên cứu
Xuất phát từ vấn đề tồn tại của việc xây dựng khung năng lực cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng trị, mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã được xác định như đề cập trong các phần trước, tác giả tiến hành xây dựng khung năng lực, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu xây dựng khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị
Vấn đề nghiên cứu: Xây dựng khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu xây dựng mô hình khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng trị
Nghiên cứu lý thuyết về khung năng lực của chủ tịch UBND cấp
huyện
Xác định các yếu tố cấu thành năng lực của chủ tịch UBND cấp
huyện
Xác định tầm quan trọng của từng yếu tố cấu thành khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị
Đánh giá năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị theo khung năng lực đề xuất
Trên cơ sở tiếp thu kết quả một số mô hình khung năng lực đã thực hiện, qua khảo sát, đánh giá, tác giả mạnh dạn đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực. Dữ liệu thu thập được dùng để xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ, cho phép rút ra các kết luận về xây dựng khung năng lực cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị. Đây là căn cứ rất quan trọng để tiến hành khảo sát năng lực chủ tịch UBND cấp huyện theo khung năng lực mới đề xuất. Khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị được xây dựng theo quy trình như trong Hình 3.1.
3.2.5. Thực hiện nghiên cứu
Để xây dựng được khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị một cách khoa học, có tính khả thi cao, và phù hợp với thực tiễn, ngoài việc vận dụng cơ sở lý thuyết để xác định các yếu tố, chỉ tiêu cấu thành khung năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện, tác giả sẽ thực hiện thực hiện việc khảo sát, đánh giá khung năng lực mới với các chỉ tiêu, yếu tố năng lực của khung năng lực vừa xây dựng để khẳng định sự phù hợp của mô hình đề xuất.
Hình 3.2. Các bước thực hiện đánh giá năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện và khung năng lực mới
Theo đó, khung năng lực được xây dựng thông qua 3 bước (như trong Hình 3.2): bước 1 là khảo sát, đánh giá và xác định các chỉ tiêu, yếu tố năng
Khảo sát, đánh giá/xác định giá trị các chỉ tiêu, yếu tố cấu thành năng lực
Khảo sát ý kiến cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên về mức độ năng lực đạt được của chủ tịch UBND cấp huyện
Đánh giá năng lực của chủ tịch UBND cấp huyện dựa trên khung năng lực mới và đánh giá khung năng lực mới Bước 1
Bước 2
huyện trở lên về mức độ năng lực đạt được của chủ tịch UBND cấp huyện dựa trên khung năng lực mới và tầm quan trọng của từng yếu tố; và bước 3 là đánh giá khung năng lực vừa xây dựng và đưa ra kết luận.
3.2.6. Thiết kế phiếu khảo sát khung năng lực
Phiếu khảo sát khung năng lực được thiết kế dựa trên khung năng lực đề xuất cho chức danh chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị. Trong đó, đối với mỗi năng lực, người được khảo sát sẽ lựa chọn một trong 4 mức độ quan trọng của mỗi năng lực và một trong 5 cấp độ năng lực theo các tiêu chí phân mức trong khung năng lực hành vi. (Mẫu phiếu khảo sát trong Phụ lục 2)
3.2.7. Quy trình khảo sát khung năng lực
Quy trình khảo sát khung năng lực được thực hiện theo nguyên tắc khảo sát chuyên gia của Harold [21].
3.2.7.1. Khảo sát tầm quan trọng của các chỉ tiêu năng lực trong khung năng lực của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Quảng Trị
Việc khảo sát mức độ quan trọng của các năng lực được thực hiện theo nguyên tắc một vòng. Toàn bộ phiếu khảo sát của vị trí chức danh chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Trị được phát ra kèm theo bản mô tả đầy đủ từng năng lực và cấp độ năng lực hành vi. Kết quả phiếu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích.
Do sự khác biệt trong cách đo lường của các yếu tố trong cùng một chỉ tiêu, nên để tính toán giá trị của các chỉ tiêu, tác giả sẽ tiến hành quy đổi giá trị của các yếu tố bộ phận về các giá trị đồng nhất từ khoảng 0 đến 1 (Nguyễn Quang Vinh và cộng sự, 2009) [19]. Có ba phương pháp xác định trọng số của các chỉ tiêu bộ phận cấu thành năng lực gồm phương pháp Chuyên gia, phương pháp hồi quy đa biến, và phương pháp tổng hợp. Các phương pháp đều đã được sử dụng trong quá khứ, nhưng mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng tùy theo mục đích, quy mô, đối tượng nghiên cứu.
Đối với phương pháp chuyên gia, nhân tố chủ quan ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tính toán xuất phát từ cách lựa chọn chuyên gia, sự đánh giá của chuyên gia, và cảm xúc của chuyên gia trong quá trình thực hiện. Trong khi phương pháp hồi quy đa biến dù cho kết quả khách quan hơn nhưng chỉ phản ánh kết quả trong quá khứ và hiện tại do sử dụng dữ liệu để đánh giá. Các xu hướng của tương lai không được phản ánh trong các kết quả tính toán của phương pháp hồi quy đa biến, nhưng phương pháp chuyên gia lại khắc phục tốt được nhược điểm này [5]. Trong phạm vi nghiên cứu này do hạn chế về thời gian và chi phí nên để xác định trọng số hay tầm quan trọng của các thành phần năng lực của khung năng lực, tác giả sẽ sử dụng phương pháp chuyên gia.
Theo đó, Câu hỏi được sử dụng để khảo sát là câu hỏi đóng với thang đo điểm 4 bậc theo quy ước:
Tiêu chí rất ít quan trọng với chủ tịch UBND huyện : 1 điểm
Tiêu chí ít quan trọng với chủ tịch UBND cấp huyện : 2 điểm Tiêu chí quan trọng với chủ tịch UBND cấp huyện : 3 điểm Tiêu chí rất quan trọng với chủ tịch UBND cấp huyện : 4 điểm Nếu yếu tố cấu thành có điểm quan trọng bình quân được đánh giá nhỏ hơn 2,5 thì yếu tố đó không thực sự quan trọng trong khung năng lực. Do đó, các yếu tố này có thể được cân nhắc để loại ra khỏi khung năng lực vừa xây dựng được.
3.2.7.2. Khảo sát mức độ năng lực của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Quảng Trị
Vì các chỉ tiêu và các yếu tố cấu thành năng lực tổng thể của chủ tịch UBND cấp huyện có thể được đo lường bằng phương pháp định tính hoặc định lượng dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp [5], do đó theo quan điểm chung
các phương pháp khác nhau thích hợp với từng loại chỉ chiêu. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua ghi bảng khảo sát đối với cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên tại tỉnh Quảng Trị theo hình thức nhóm tập trung. Câu hỏi được sử dụng để khảo sát là câu hỏi đóng với thang đo điểm 5 mức:
Mức 1: Vận dụng được năng lực này vào thực hiện nhiệm vụ theo quy trình hoặc theo sự chỉ dẫn của người khác; Cần sự hướng dẫn từ người khác để hoàn thiện năng lực và nâng cao kỹ năng.
Mức 2: Vận dụng năng lực này để hoàn thành hoàn chỉnh một nhiệm vụ được giao theo mục tiêu được xác định trước; có thể xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch đó hoặc các hoạt động nghiệp vụ cho một đội/nhóm; Có thể tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển năng lực này; đôi khi cần sự chỉ dẫn của người khác.
Mức 3: Có thể áp dụng năng lực này để hoàn thành công việc được giao ở tầm xác định kế hoạch, chương trình công tác của UBND cấp huyện…; Có thể hỗ trợ hướng dẫn cho người khác phát triển năng lực này.
Mức 4: Có thể áp dụng thành thạo năng lực này để hoàn thành công việc được giao ở tầm xác định mục tiêu, kế hoạch của UBND cấp huyện…; Có khả năng tư vấn cho người khác khi có những phát sinh trong việc vận dụng năng lực này; có thể hướng dẫn cho người khác phát triển năng lực này.
Mức 5: Có thể áp dụng thành thạo năng lực này để hoàn thành công việc được giao ở tầm định hướng chiến lược, tầm nhìn dài hạn cho cả cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực, địa phương…; Được xem như “chuyên gia” trong và ngoài cơ quan, đơn vị về năng lực này; Có thể hướng dẫn cho người khác hoàn thiện hơn năng lực này.
3.2.7.3. Đánh giá năng lực của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,