1.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC
1.2.4. Cơ sở pháp lý trong việc ứng dụng CNTT
1.2.4.1. Các văn bản quy định pháp luật về ứng dụng CNTT
- Luật giao dịch điện tử số: 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Quốc hội khóa XI quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
- Luật Công nghệ thông tin số: 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Nghị định số: 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc áp dụng đối với cơ quan Nhà nƣớc bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nƣớc.
- Nghị quyết số: 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. - Quyết định số: 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020.
* Mục tiêu cụ thể đến 2020:
- 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung.
- Đáp ứng kết nối trên 50% các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phƣơng có nhu cầu đƣợc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
- 30% hồ sơ thủ tục hành chính của các địa phƣơng đƣợc xử lý trực tuyến tại mức độ 4.
- Trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính cần trao đổi giữa các bộ phận một cửa liên thông đƣợc trao đổi qua môi trƣờng mạng.
- Hoàn thành xây dựng hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ƣơng và địa phƣơng để kết nối các hệ thống dịch vụ của các bộ, ngành, địa phƣơng đã sẵn sàng.
- Trên 80% hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên của các địa phƣơng đƣợc áp dụng phƣơng án bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Đƣa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế.
- 100% dịch vụ công cấp độ 4 có giải pháp xác thực điện tử tập trung. - Tối thiểu 50% cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đƣợc giám sát an toàn thông tin mạng, trong đó ƣu tiên cho các tỉnh ở địa bàn khó khăn, chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách.
- Nghị định số: 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018, Chính phủ ban hành về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Nghị định số: 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016, Chính phủ ban hành quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
1.2.4.2. Các văn bản quy định của ngành BHXH về ứng dụng CNTT
Trong những năm qua, lãnh đạo BHXH Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản để từng bƣớc hoàn thiện môi
trƣờng pháp lý trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn ngành, bao gồm việc ban hành các văn bản quan trọng nhƣ:
- Quyết định số 3582/QĐ-BHXH ngày 26/12/2006 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động CNTT trong hệ thống BHXH.
- Quyết định 640/QĐ-BHXH ngày 28/04/2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 1755/QĐ-BHXH ngày 14/11/2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017.
- Quyết định 917/QĐ-BHXH ngày 20/6/2016 về việc ban hành cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT phiên bản 2.0.
- Quyết định số 1376/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 09 năm 2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định thiết kế mẫu hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội các cấp.
Các văn bản trên đã tạo điều kiện pháp lý để ngành BHXH tổ chức triển khai nhiều hệ thống ứng dụng CNTT quan trọng, qua đó đã khắc phục căn bản những bất cập về ứng dụng CNTT.
1.2.4.3. Nội dung triển khai ứng dụng dụng CNTT trong giải quyết TTHC ngành BHXH
Căn cứ theo Quyết định số 1499/QĐ-BHXH ngày 10/12/2015 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử giai đoạn 2016-2020. ngành BHXH triển khai những nội dung ứng dụng CNTT nhƣ sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phƣơng liên quan tiếp tục rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và thủ tục kê khai thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục kê khai tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống còn 45 giờ.
- Triển khai ứng dụng phần mềm hỗ trợ kê khai hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên toàn quốc; nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng chữ ký số nộp thuế trong việc kê khai, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế qua mạng điện tử.
- Xây dựng phƣơng án kết nối mạng giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội trên toàn quốc; tạo dựng hệ thống thông tin về bảo hiểm xã hội tập trung của cả nƣớc, tiến tới thực hiện giao dịch điện tử đối với các thủ tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
- Kết nối liên thông cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị trong toàn ngành: + Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên toàn bộ hệ thống từ BHXH Việt Nam đến BHXH cấp huyện.
+ Triển khai thực hiện tích hợp hệ thống ISO điện tử vào dự án hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
+ Thực hiện liên thông dữ liệu trong quản lý, chỉ đạo công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” nhằm theo dõi kiểm tra, xử lý, đôn đốc tiến độ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC của BHXH địa phƣơng qua mạng trực tuyến.
+ Xây dựng phần mềm liên thông các phần mềm nội bộ ngành BHXH. - Kết nối liên thông cơ sở dữ liệu với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan: + Xây dựng đề án liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ quan BHXH và các bộ, ngành, đơn vị có liên quan (UBND các cấp, Công an, Thuế, Hải quan, Kho bạc, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Y tế, Ngân hàng, Bƣu điện, cơ quan thi hành án, cơ sở khám chữa bệnh đơn vị sử dụng nhằm trao đổi thông tin về đơn vị sử dụng lao động và ngƣời tham gia BHXH, BHYT, BHTN trong việc thực hiện các thủ tục kê khai thu nộp, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
+ Thực hiện kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ.
+ Xây dựng và liên thông dữ liệu thu, cấp sổ, thẻ, chi trả BHTN.
- Xây dựng cơ sở pháp lý, hạ tầng và hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn quốc về đối tƣợng tham gia, đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN; triển khai ứng dụng chữ ký số và thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các lĩnh vực: kê khai, thu, chi và giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
- Xây dựng cơ sở pháp lý:
+ Nghiên cứu đề xuất trình Chính phủ xây dựng Nghị định về giao dịch điện tử trong tất cả các lĩnh vực về BHXH, BHYT.
+ Xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử của BHXH Việt Nam theo Khung Chính phủ điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành tại Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/04/2015.
+ Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của ngành giai đoạn 2016 - 2020 gửi Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định.
+ Xây dựng quy định về quy trình trao đổi, lƣu trữ, xử lý văn bản điện tử trong toàn hệ thống.
+ Xây dựng đề án ứng dụng trực tuyến mức độ 3 và 4 trong việc giải quyết hƣởng các chế độ BHXH.
+ Nghiên cứu, đề xuất bổ sung danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc phạm vi giải quyết của ngành BHXH trong năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020.
+ Triển khai áp dụng chữ ký số các giao dịch nội bộ cơ quan BHXH và giữa cơ quan BHXH với các đơn vị, tổ chức có quan hệ công tác (UBND các cấp, Công an, cơ quan Thi hành án, Ngân hàng, Kho bạc, Thuế, Trung tâm dịch vụ việc làm, Bƣu điện, đơn vị sử dụng lao động) trong lập và chuyển báo
cáo, dữ liệu điện tử liên quan đến công tác chi trả, thanh toán đa tuyến; lập và chuyển báo cáo dữ liệu điện tử của các báo cáo tài chính hàng quý, năm.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý đối tƣợng tham gia, đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn:
+ Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho công chức, viên chức toàn ngành về khai thác, ứng dụng chữ ký số, quản lý và sử dụng các phần mềm nghiệp vụ.
+ Tập huấn cho các đơn vị, BHXH tỉnh, thành phố về triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử của BHXH Việt Nam theo khung Chính phủ điện tử sau khi đƣợc phê duyệt.