Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng trị (Trang 33 - 36)

quyết TTHC

1.3.1. Về cơ chế, chính sách

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều cơ chế chính sách cho hoạt động ứng dụng CNTT nhƣ Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11; Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển CNTT, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT; Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc áp dụng đối với cơ quan Nhà nƣớc bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nƣớc. Các văn bản này là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác triển khai ứng dụng CNTT. Tuy nhiên để các ứng dụng phục vụ hiệu quả cho từng hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc cần phải ban hành những văn bản cụ thể chỉ đạo việc triển khai ứng dụng CNTT cũng nhƣ quy định vai trò cho từng cán bộ, công chức, viên chức trong từng ứng dụng CNTT cụ thể.

Trong thực tế khi triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ cải cách TTHC, ngƣời ta mới chỉ chú ý đến hạ tầng kỹ thuật CNTT mà bỏ quên vai trò cơ chế, chính sách cho các hoạt động ứng dụng CNTT nói chung và trong cải cách TTHC nói riêng, điều này đã ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách TTHC.

Việc xây dựng hệ thống các văn bản, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT đồng thời tháo gỡ các khó khăn trong triển khai ứng dụng và phát triển CNTT cần đƣợc quan tâm đúng mức.

1.3.2. Về bố trí kinh phí cho ứng dụng CNTT

Việc đầu tƣ ngân sách cho các dự án CNTT ở các cơ quan Nhà nƣớc hiện nay còn thiếu trọng điểm và chƣa xác định ƣu tiên.

Thiếu kinh phí cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều hoạt động ứng dụng CNTT lâm vào cảnh "không bột khó gột nên hồ". Đáng chú ý, nhiều dự án thuộc diện cấp thiết nhƣ đầu tƣ đảm bảo an toàn an ninh vẫn đang phải tạm "bỏ lửng", các hệ thống an toàn, an ninh thông tin chủ yếu đƣợc cài đặt riêng lẻ, chƣa đƣợc triển khai đồng bộ, khả năng phòng chống virus, bảo mật chƣa cao.

1.3.3. Về nguồn nhân lực cho hoạt động ứng dụng CNTT

Nhƣ chúng ta đã biết, Chỉ thị số 58-CT/TW năm 2000 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) khẳng định quan điểm phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với thành công ứng dụng và phát triển CNTT. Nhận thức trên xuất phát từ quan điểm: con ngƣời là nhân tố quyết định tất cả. Cơ sở vật chất và các phƣơng tiện dù có hiện đại đến mức nào, nếu không có con ngƣời sử dụng, hoặc có nhƣng sử dụng không tốt thì vô dụng và đôi khi còn có hại. Có thể nói rằng, trong những năm qua nguồn nhân lực chuyên ngành CNTT phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nƣớc đã có những phát triển đáng kể về số

lƣợng và chất lƣợng. Để cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nƣớc có hiệu quả, bên cạnh các chuyên gia, chuyên viên về CNTT rất cần có những lãnh đạo CNTT (CIO), những cán bộ CNTT hiểu biết về hành chính. Hay nói khác đi rất cần thiết phải có những “công chức điện tử” để giúp cho hệ thống hành chính đƣợc điện tử hóa. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng đây là một vấn đề khó để sớm đáp ứng đƣợc nhu cầu.

1.3.4. Cơ sở hạ tầng CNTT

Cơ sở hạ tầng CNTT bao gồm: máy vi tính, hệ thống mạng, đƣờng truyền dữ liệu, các thiết bị CNTT…phải đƣợc trang bị đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho việc triển khai các ứng dụng CNTT.

Cơ sở hạ tầng CNTT đƣợc coi là yếu tố nền tảng kỹ thuật để triển khai ứng dụng CNTT. Một hạ tầng đầy đủ, công nghệ hiện đại là cơ sở thuận lợi cho phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, hạ tầng thiếu tính đồng bộ, thiếu cập nhật công nghệ sẽ là rào cản lớn cho việc triển khai ứng dụng, từ đó dễ rơi vào tình trạng lạc hậu.

1.3.5. Về sự đồng bộ trong việc triển khai các ứng dụng CNTT

Hoạt động triển khai các ứng dụng CNTT trong cải cách TTHC đòi hỏi nhiều đến yếu tố đồng bộ. Vì rằng nếu các phần mềm ứng dụng không đƣợc triển khai đồng bộ về kỹ thuật CNTT cũng nhƣ về mặt hành chính sẽ dẫn đến việc chồng chéo, sai lệch dữ liệu, không đảm bảo tính liên thông kết nối cũng nhƣ đồng nhất trong việc tiếp nhận xử lý dữ liệu. Vì vậy đảm bảo sự đồng bộ trong việc triển khai các ứng dụng bao gồm cả phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng để ứng dụng CNTT trong cải cách TTHC một cách có hiệu quả cao.

1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng khác

Hoạt động ứng dụng CNTT trong việc giải quyết các TTHC qua mạng sẽ giúp cơ quan Nhà nƣớc giảm tải đƣợc áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, ngƣời dân đƣợc hƣởng thụ dịch

vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng nhƣ thời gian đăng ký, làm các TTHC đồng thời giảm thiểu, tránh đƣợc tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà từ những cán bộ, công chức tiêu cực. Tuy nhiên, việc ứng dụng việc ứng dụng CNTT vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định đến từ ngƣời dân và doanh nghiệp. Đó là, cho dù hiện nay tại nhiều nơi dù các cơ quan Nhà nƣớc, địa phƣơng trên toàn quốc đã cung cấp các dịch vụ công trực tuyến nhƣng ngƣời dân, doanh nghiệp vẫn chƣa dứt bỏ đƣợc thói quen sử dụng thủ tục, hồ sơ bằng giấy để giao dịch với cơ quan Nhà nƣớc. Một bộ phận ngƣời dân vẫn còn muốn gặp gỡ với chính quyền, công chức, viên chức để giao dịch trực tiếp.

Qua tìm hiểu thì có một số nguyên nhân chính nhƣ: nhiều ngƣời dân chƣa tiếp xúc công nghệ thông tin một cách thƣờng xuyên, thành thạo, khả năng sử dụng Internet còn thấp nên đây là một trong những khó khăn, trở ngại nhất khi triển khai dịch vụ này đến ngƣời dân. Bên cạnh đó, đƣờng truyền mạng hoặc các ứng dụng đƣợc triển khai đôi khi còn gặp trục trặc trong việc truyền tải dữ liệu, giao diện sử dụng chƣa thân thiện nên đôi khi việc đăng ký hay cập nhật cũng còn gặp khó. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nhƣ: tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện, mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nên một số ngƣời dân vẫn lựa chọn cách truyền thống, đến trực tiếp cơ quan chức năng để thực hiện các giao dịch. Đồng thời hoạt động tuyên truyền, phổ biến về lợi ích ứng dụng CNTT để giao tiếp với chính quyền qua mạng trong việc tiếp nhận xử lý thông tin về TTHC vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc chú ý nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng trị (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)