1.4.1. Ứng dụng CNTT tại BHXH thành phố Hà Nội
BHXH Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đơn giản hóa, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN cho cá nhân, tổ chức. Không những thế, BHXH Thành phố
cũng chủ động chia sẻ, kết nối dữ liệu với các đơn vị ngoài ngành, đa dạng hóa hình thức và phƣơng thức giao dịch, tạo thuận lợi cho cơ quan, đơn vị, ngƣời dân trong việc giao dịch, thụ hƣởng chế độ BHXH.
Hà Nội là địa bàn có số ngƣời tham gia và hƣởng chính sách bảo hiểm nhiều nhất cả nƣớc. Hiện toàn thành phố có hơn 6,5 triệu ngƣời tham gia BHYT; gần 1,7 triệu lao động của hơn 70.000 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH. Hàng tháng, các đơn vị chức năng chi trả BHXH thƣờng xuyên cho hơn 568.000 ngƣời; thực hiện chế độ BHYT cho hơn 1 triệu lƣợt bệnh nhân khám, chữa bệnh. Vì vậy, việc quản lý, triển khai, thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn Thành phố Hà Nội chƣa bao giờ là điều dễ dàng.
BHXH Thành phố Hà Nội đã giảm tối đa thời gian chờ đợi kết quả TTHC, nếu nhƣ trƣớc đây để giải quyết TTHC đối với chế độ ốm đau, thai sản sẽ mất khoảng 15 ngày, thì hiện nay chỉ còn 10 ngày hay nhƣ việc chốt sổ BHXH đối với ngƣời đóng bảo hiểm thôi việc, giờ chỉ còn 5 ngày. Ngƣời lao động cũng không cần mang sổ đến cơ quan bảo hiểm, mà chỉ cần căn cứ vào báo giảm của đơn vị qua phần mềm điện tử là cán bộ bảo hiểm có thể tự động chốt sổ, trả tờ rời sổ BHXH đến tận tay ngƣời lao động thông qua dịch vụ Bƣu điện. BHXH Hà Nội hiện đang thực hiện 29 bộ TTHC và tiếp tục xem xét, đề xuất cắt giảm thêm một số TTHC theo hƣớng tạo thuận lợi nhất cho ngƣời dân, doanh nghiệp, niêm yết công khai, minh bạch các TTHC tại bộ phận một cửa ở trụ sở cơ quan bảo hiểm quận, huyện, thị xã, giúp ngƣời dân thực hiện thủ tục đơn giản, không phải đi lại nhiều lần.
BHXH Hà Nội đã chủ động chia sẻ, kết nối dữ liệu với các đơn vị ngoài ngành, đa dạng hóa hình thức và phƣơng thức giao dịch, tạo thuận lợi cho cơ quan, đơn vị, ngƣời dân trong việc giao dịch, thụ hƣởng chế độ.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân có cơ hội tham gia và thụ hƣởng các chế độ, chính sách bảo hiểm, từ năm 2012, BHXH Hà Nội đã xây dựng và triển khai áp dụng phần mềm một cửa điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành; triển khai giao dịch hồ sơ điện tử; thực hiện quản lý bằng phần mềm việc tiếp nhận - luân chuyển - giải quyết - trả kết quả hồ sơ TTHC liên thông giữa các phòng, bộ phận nghiệp vụ và giữa BHXH Thành phố với BHXH các quận, huyện. Đây là một bƣớc cải tiến lớn trong công tác cải cách TTHC, hạn chế tình trạng thất lạc hồ sơ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của từng khâu nghiệp vụ, góp phần công khai, minh bạch hóa quy trình giải quyết chế độ, chính sách, từ đó nâng cao tinh thần, thái độ và phong cách phục vụ của đội ngũ viên chức trong toàn hệ thống.
Trong năm 2018, BHXH Hà Nội đã giải quyết gần 9 triệu hồ sơ TTHC về BHXH, BHYT, BHTN; 100% TTHC đƣợc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thông qua hệ thống phần mềm một cửa điện tử. Số đơn vị thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử đạt 97,3%, trong đó các đơn vị là doanh nghiệp có trên 10 lao động thực hiện giao dịch điện tử đạt 99%.
BHXH Hà Nội đặc biệt coi trọng việc ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành. Là đơn vị tiên phong triển khai liên thông thủ tục cấp giấy khai sinh - hộ khẩu - cấp thẻ BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi đạt, tại 30 quận, huyện, thị xã với 584 xã, phƣờng, và chuyển kết quả qua dịch vụ bƣu chính. Hiện đã rút ngắn thời gian cấp thẻ BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi xuống dƣới 2 ngày so với trƣớc đây là 7 ngày. Hiện nay, Hà Nội đang triển khai thí điểm việc kết nối liên thông kết quả thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động với cơ quan BHXH nhằm giúp cơ quan BHXH nắm bắt, tổng hợp nhanh số liệu thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN. BHXH Thành phố đã triển khai thử nghiệm việc kết nối giữa phần mềm xét duyệt các chế độ ngắn hạn với phần mềm quản lý thu và hệ thống thông tin giám định BHYT để kiểm
soát việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, xác định đối tƣợng có đi khám chữa bệnh, sinh con hay có đƣợc cấp thẻ BHYT trẻ em dƣới 6 tuổi hay không. Và đã phát hiện nhiều trƣờng hợp bệnh viện xác định không cấp giấy nghỉ ốm nhƣng ngƣời lao động vẫn làm hồ sơ giả mạo để thanh toán các chế độ BHXH. Từ đó xây dựng quy trình ứng dụng CNTT để kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng quỹ, gây thất thoát quỹ ốm đau, thai sản.
Theo kế hoạch của BHXH Hà Nội, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, BHXH Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh giao dịch hồ sơ điện tử với trên 2.000 doanh nghiệp còn lại để đạt 100% đơn vị sử dụng lao động tham gia giao dịch điện tử trong công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; tăng cƣờng công tác giám định điện tử, thanh toán và kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT qua hệ thống thông tin giám định. Thí điểm việc đăng ký KCB BHYT tại các bệnh viện thông qua hệ thống sinh trắc học vân tay. Ngƣời đi khám chỉ cần quét vân tay sẽ hiện dữ liệu về thẻ BHYT, ảnh của ngƣời khám kèm theo lịch sử KCB trên hệ thống. Qua đó giúp cơ sở KCB và cơ quan BHXH tiếp đón bệnh nhân đăng ký khám nhanh gọn, chính xác giảm thời gian chờ xếp hàng của ngƣời bệnh.
1.4.2. Ứng dụng CNTT tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nƣớc. Nhiều năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng với tốc độ phát triển cao, tập trung nhiều dân cƣ và thu hút nhiều lao động từ các địa phƣơng khác đến. Từ đó, tạo ra tiềm năng và những điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
Để đáp ứng yêu cầu đó, BHXH thành phố Hồ Chí Minh luôn đặt công tác cải cách TTHC là mục tiêu hàng đầu nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ.
Cụ thể, cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện luôn luôn đổi mới phƣơng thức hoạt động để ngƣời dân và doanh nghiệp lựa chọn khi giao dịch nhƣ giao dịch điện tử, giao dịch qua bƣu điện hoặc giao dịch trực tiếp. Đồng thời, đòi hỏi ngành y tế cũng phải nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tham gia BHYT.
Hiện tại, ứng dụng CNTT đã bao phủ hầu hết các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của BHXH thành phố Hồ Chí Minh nhƣ: giao dịch điện tử trong công tác thu BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giám định điện tử chi phí khám bệnh, chữa bệnh thông qua hệ thống thông tin giám định BHYT; số hóa hồ sơ lƣu trữ; các phần mềm phục vụ công tác tài chính - kế toán, quản lý văn bản… Đến nay, BHXH thành phố Hồ Chí Minh đã đạt tỉ lệ kết nối 100% giữa BHXH Việt Nam với các đơn vị trực thuộc; kết nối 100% với Sở chuyên ngành. Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT đƣợc trang bị đầy đủ và đang vận hành hiệu quả, tiếp tục phát huy hoàn thiện.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ việc triển khai ứng dụng CNTT vào giải quyết TTHC tại BHXH Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh quyết TTHC tại BHXH Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Qua tìm hiểu việc triển khai các ứng dụng CNTT vào giải quyết các TTHC tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chính Minh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:
- Về cơ chế chính sách:
Việc lấy ngƣời dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ là phƣơng châm, mục tiêu mà đơn vị kiên định bám sát, để từ đó không ngừng cải cách TTHC và ứng dụng CNTT, làm tăng mức độ hài lòng của ngƣời dân. Cải cách TTHC không thể tách rời CNTT, vì nếu không áp dụng CNTT trong giải quyết TTHC thì cơ quan BHXH khó có thể cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC, không đủ cán bộ để giải quyết công việc một cách nhanh chống, chính xác cho ngƣời dân và doanh nghiệp.
- Về tài chính:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần triển khai các dự án CNTT các đơn vị thực hiện việc nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tƣ và quy mô đầu tƣ. Xem xét khả năng về nguồn cung ứng thiết bị, nguồn vốn đầu tƣ và lựa chọn hình thức đầu tƣ. Tiến hành điều tra, khảo sát lập dự án ứng dụng CNTT. Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định và quyết định. Đầu tƣ các dự án có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo tính khả khi về nguồn lực triển khai. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức triển khai tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị. Ƣu tiên thực hiện dƣới hình thức dự án hoặc thuê dịch vụ CNTT theo quyết định 80/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về thí điểm thuê dịch vụ CNTT.
- Về nguồn nhân lực: Việc thay đổi nhận thức, tƣ duy, từ khâu quản lý, điều hành đến thay đổi lề lối, thói quen làm việc trên một hệ thống thông tin tích hợp. Quá trình cải cách quy trình nghiệp vụ cần đƣợc sự quan tâm chỉ đạo với quyết tâm cao từ các cấp lãnh đạo đến chuyên viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ. Lãnh đạo cơ quan cần hiểu rõ nguyên tắc cải cách TTHC cần đƣợc thực hiện đồng thời mới có thể thực hiện ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công việc. Thay đổi các quy trình nghiệp vụ trong giải quyết TTHC phải hƣớng đến thuận tiện cho việc tin học hóa quy trình nghiệp vụ, áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên ngành của Việt Nam và quốc tế. Nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ứng dụng CNTT của ngành kết hợp với thuê dịch vụ quản lý vận hành.
Hệ thống máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ LAN, đƣờng truyền dữ liệu mạng diện rộng WAN, các thiết bị CNTT chuyên dụng phải đƣợc trang bị đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho việc triển khai các ứng dụng CNTT.
Triển khai ứng dụng chữ ký số công cộng cho các tổ chức, doanh nghiệp và chữ ký số chuyên dụng tại cơ quan BHXH trong việc triển khai giao dịch điện tử trên môi trƣờng mạng, từng bƣớc loại bỏ các hồ sơ, thủ tục bằng giấy.
- Về sự đồng bộ trong triển khai các ứng dụng CNTT:
Các đơn vị trong ngành BHXH cần khẩn trƣơng xây dựng hệ sinh thái 4.0 phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp với các dịch vụ nhƣ: dịch vụ tin nhắn (SMS); dịch vụ thanh toán trực tuyến; ứng dụng BHXH trên thiết bị di động. Hệ thống hỗ trợ khách hàng trả lời các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tƣơng tác với ngƣời tham gia, cung cấp thông tin đóng, hƣởng BHXH, BHYT và dự tính mức hƣởng nhằm phục vụ ngƣời dân tốt hơn. Phân tích, khai thác đƣợc lƣợng dữ liệu rất lớn của ngành trên Bigdata; thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4. Tiếp tục rà soát và chuẩn hóa các các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chí tích hợp và quản lý bằng CNTT thay vì tin học hóa những quy trình thủ công đã có. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, kết nối liên thông chia sẽ giữa các đơn vị trong và ngoài ngành BHXH đây là cơ sở để ứng dụng CNTT có thể triển khai hiệu quả và tạo sự chuyển biến rõ rệt.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC. Khái quát về thủ tục hành chính, cải cách TTHC nói chung và các TTHC, cải cách TTHC ngành BHXH nói riêng. Làm rõ một số khái niệm về CNTT, nêu các đặc điểm, vai trò của CNTT và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng CNTT. Trích dẫn các văn bản Nhà nƣớc quy định về việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc và của ngành BHXH. Phân tích một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT tại BHXH thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là những vấn đề cơ bản làm cơ sở lý luận, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC của ngành BHXH.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA NGÀNH BHXH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Đặc điểm tỉnh Quảng Trị và Hệ thống cơ quan BHXH
2.1.1. Số đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Toàn tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 đơn vị cấp huyện, trong đó có 02 huyện miền núi, 01 huyện đảo, với trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế xã hội là thành phố Đông Hà; có 141 xã, phƣờng, thị trấn; 1.083 thôn, bản.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là tỉnh duyên hải miền trung, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan của nƣớc CHDCND Lào, phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lƣới tỉnh Thừa Thiên Huế.
Diện tích tự nhiên 474,699 ha, dân số khoảng 626.099 ngƣời, mật độ dân số 127 ngƣời/km2 thuộc loại thấp so với bình quân các tỉnh trong cả nƣớc. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 đạt 19.501,5 tỷ đồng, tăng 7,12% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2018 theo giá hiện hành ƣớc tính đạt 43,60 triệu đồng, tăng 8,7% so với năm 2017.
Tổng thu bảo hiểm xã hội năm 2018 ƣớc tính đạt 686 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch và tăng 7,19% so với năm trƣớc. Tổng chi bảo hiểm xã hội ƣớc tính đạt 917 tỷ đồng, bằng 102,57% kế hoạch và tăng 12,65% so với năm trƣớc. Tổng thu bảo hiểm y tế năm 2018 ƣớc tính đạt 522 tỷ đồng, bằng 103,78% kế hoạch và tăng 8,98% so với năm trƣớc. Tổng chi bảo hiểm y tế ƣớc tính đạt 637 tỷ đồng, bằng 103,24% kế hoạch và tăng 6,17% so với năm trƣớc. Tổng thu bảo hiểm thất nghiệp năm 2018 ƣớc tính đạt 45 tỷ đồng, bằng
102,27% kế hoạch và tăng 12,50% so với năm trƣớc. Tổng chi bảo hiểm thất nghiệp ƣớc tính đạt 32 tỷ đồng, bằng 152,38% kế hoạch và tăng 45,45% so với năm trƣớc.
Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2018 ƣớc tính giảm 1,75% (-2.940 hộ); đến cuối năm 2018 hộ nghèo toàn tỉnh còn lại 9,77% (16.601 hộ). Trong năm tỉnh đã thực hiện cấp 162.342 thẻ BHYT cho ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và ngƣời dân ở vùng đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 113 tỷ đồng.
Mạng lƣới y tế tiếp tục đƣợc củng cố, chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác y tế. Đến nay toàn tỉnh có 19 bệnh viện và phòng khám