3.3. Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC
3.3.4. Giải pháp về sự đồng bộ trong việc triển khai các ứng dụng CNTT
* Xây dựng kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của ngành BHXH: Ngành BHXH cần xây dựng một kiến trúc CNTT tổng thể theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử với các lớp ứng dụng sau:
- Lớp quản lý điều hành: để xây dựng các chủ trƣơng, chính sách tổ chức thực hiện, đào tạo nguồn nhân lực.
- Lớp hạ tầng kỹ thuật, trung tâm dữ liệu: bao gồm phần cứng, phần mềm, hạ tầng, thiết bị CNTT, máy chủ, máy trạm…
- Lớp dịch vụ chia sẽ, tích hợp: bao gồm các hệ thống danh mục dùng chung, đặc tả dữ liệu kết nối liên thông, quản lý quy trình, luồng công việc…
- Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu: bao gồm các phần mềm nghiệp vụ, hệ thống giao dịch điện tử giữa ngƣời tổ chức, doanh nghiệp, ngƣời dân với cơ quan BHXH.
- Lớp dịch vụ qua mạng: bao gồm dịch vụ cấp sổ BHXH điện tử, thẻ BHYT điện tử, hỏi đáp, giải quyết kiến nghị qua mạng.
- Lớp tạo kênh kết nối: kết nối qua cổng thông tin điện tử, ứng dụng di động, thƣ điện tử, điện thoại.
- Lớp ngƣời sử dụng: ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ ngành BHXH, các bộ, ngành, Chính phủ.
Hình 3.1. Mô hình kiến trúc tổng thể triển khai các ứng dụng CNTT
“Nguồn: BHXH Việt Nam” * Thành lập Trung tâm tích hợp dữ liệu toàn quốc
Trung tâm tích hợp dữ liệu của ngành BHXH cần đƣợc đầu tƣ theo các tiêu chuẩn ban hành về Trung tâm tích hợp dữ liệu, đảm bảo vận hành hiệu quả và an toàn khi tiếp nhận một khối lƣợng lớn dữ liệu và ứng dụng trong thời gian tới khi triển khai các dịch vụ công trực tuyến, đề án cơ sở dữ liệu an sinh xã hội. Hệ thống này cũng cần xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu dự
phòng để đề phòng các rủi ro bất khả kháng. Do vậy, các hệ thống này cần đầu tƣ, nâng cấp, đảm bảo kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin, dữ liệu.
Hình 3.2. Mô hình tích hợp dữ liệu tập trung
“Nguồn: BHXH Việt Nam”
3.3.5. Giải pháp chuẩn hóa quy trình, nghiệp vụ
Tiếp tục rà soát và chuẩn hóa các các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chí tích hợp và quản lý bằng CNTT thay vì tin học hóa những quy trình thủ công đã có. Đây là cơ sở để ứng dụng CNTT có thể triển khai hiệu quả và tạo sự chuyển biến rõ rệt.
Dƣới đây là đề xuất thay đổi quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thu BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT.
Hình 3.3. Đề xuất mô hình tiếp nhận hồ sơ giao dịch điện tử
* Đơn vị sử dụng lao động
- Nhận thông tin, dữ liệu quá trình tham gia của ngƣời lao động thuộc đơn vị mình từ cơ sở dữ liệu đang quản lý từ cơ quan BHXH, chỉ kê khai thông tin ngƣời lao động tham gia lần đầu.
- Khi có phát sinh giao dịch với cơ quan BHXH vào phần mềm kê khai giao dịch điện tử (phần mềm của cơ quan BHXH cung cấp, hoặc phần mềm của tổ chức I-VAN) lập hồ sơ theo quy định, ký số gửi cho cơ quan BHXH.
- Nhận thông báo tự động xác nhận việc nộp hồ sơ điện tử thành công hoặc không thành công cần bổ sung.
- Nhận kết quả giải quyết TTHC của cơ quan BHXH do Bƣu chính chuyển đến.
* Cơ quan BHXH
- Bộ phận nghiệp vụ: Truy cập vào phần mềm giao dịch điện tử để nhận biết có hồ sơ đơn vị sử dụng lao động gửi đến. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, dữ liệu. Đồng bộ tự động vào hệ thống phần mềm nghiệp vụ để giải quyết. Trƣờng hợp hồ sơ không đúng, không đủ điều kiện thì thông báo cho đơn vị (thực hiện trên phần mềm giao dịch điện tử gửi đến phần mềm của đơn vị hoặc thƣ điện tử của đơn vị đã đăng ký) để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Chuyển kết quả đã giải quyết đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả đơn vị: Mô hình này cung cấp phản hồi ngay lập tức cho đơn vị sử dụng lao động. Thông tin, dữ liệu của ngƣời lao động đƣợc cập nhật tự động, thời gian xử lý nhanh. Đơn vị sử dụng lao động chứ không phải là cơ quan BHXH có trách nhiệm giải trình về sự chính xác của dữ liệu. Hình thức này sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và công sức cho đơn vị sử dụng lao động khi không phải lập thêm hồ sơ giấy, cũng nhƣ nhập thông tin, dữ liệu của ngƣời lao động.
- Thông tin về đóng phí của đơn vị sử dụng lao động đƣợc tổng hợp theo một mẫu biểu điện tử và có thể đƣợc truyền bằng cách tải về cơ sở dữ liệu của đơn vị và sau đó cán bộ BHXH sẽ tải vào hệ thống cơ sở dữ liệu BHXH. Việc báo cáo nhƣ thế này sẽ tiết kiệm đƣợc công sức của cán bộ nhân viên BHXH bởi không phải nhập dữ liệu vào hệ thống một cách thủ công, khả năng sai sót trong quá trình nhập liệu đƣợc giảm thiểu và khả năng nhân viên có thể thay đổi thông tin quá trình tham gia đóng BHXH của ngƣời đƣợc bảo hiểm là rất hạn chế.
* Để áp dụng đƣợc theo mô hình trên ngành BHXH cần triển khai: - Đồng nhất mã số đơn vị sử dụng lao động của cơ quan BHXH cấp với
mã số thuế do cơ quan Thuế cấp.
Tổng cục Thuế có đầy đủ hồ sơ của tất cả các đơn vị sử dụng lao động
các doanh nghiệp đóng cửa hoặc bị phá sản, mã số thuế của từng đơn vị trong cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế là số nhận diện duy nhất của đơn vị đó. Hiện tại các đơn vị sử dụng lao động đăng ký riêng với cơ quan BHXH và mã số nhận dạng của đơn vị sử dụng lao động mà BHXH cấp đang sử dụng không phải là mã số duy nhất. Thay vì yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động đăng ký riêng với mình, cách làm hiệu quả hơn là cơ quan BHXH là nhận thông tin đăng ký từ cơ quan Thuế hàng tháng và sử dụng mã số thuế làm là mã số nhận diện của đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
* Trao đổi thông tin hai chiều với Cục Thuế
Trao đổi dữ liệu hiệu quả hơn với cơ quan Thuế có lợi cho ngành BHXH. Cách làm này cho phép cơ quan BHXH xác minh nhiều thông tin quan trọng của doanh nghiệp nhƣ thay đổi và đóng cửa một doanh nghiệp. Hàng năm, cơ quan BHXH cũng có thể thẩm tra đƣợc liệu đơn vị sử dụng lao động đang chi trả cho tất cả nhân viên và phần đóng bảo hiểm của đơn vị sử dụng lao động có căn cứ vào đúng mức lƣơng hay không. Tƣơng tự cơ quan Thuế cũng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH để kiểm tra xem doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập cá nhân của ngƣời lao động có đúng với việc trích các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN hay không, giúp cho việc đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động và đóng thuế của doanh nghiệp.
* Giải pháp nâng cấp hệ thống phần mềm thông tin giám định BHYT Trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT, công tác giám định có một vị trí rất quan trọng, kết quả giám định là căn cứ pháp lý để cơ quan BHXH thực hiện việc thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời là cơ sở để đánh giá chất lƣợng cung cấp dịch vụ y tế, bảo vệ quyền lợi của ngƣời bệnh. Thông qua công tác giám định, cơ
quan BHXH sẽ phát hiện và ngăn ngừa các biểu hiện lạm dụng hoặc trục lợi quỹ BHYT; đảm bảo việc thanh quyết toán chi phí KCB BHYT đúng theo các chế độ tài chính hiện hành; đảm bảo quyền lợi của ngƣời có thẻ BHYT.
Cơ quan BHXH ban hành chuẩn liên thông và đặc tả dữ liệu của hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế. Hƣớng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh cách thức liên thông dữ liệu đã đƣợc chuẩn hoá để gửi đến hệ thống thông tin giám định của cơ quan BHXH.
* Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế bao gồm:
- Hệ thống tiếp nhận yêu cầu thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh BHYT - Hệ thống phần mềm giám định BHYT
- Hệ thống danh mục dùng chung theo quy định của Bộ y tế bao gồm danh mục thuốc, danh mục dịch vụ kỹ thuật, danh mục vật tƣ y tế, danh mục mã bệnh.
Hình 3.4. Mô hình tổ chức hệ thống thông tin giám định BHYT
* Hệ thống thông tin giám định BHYT cung cấp 3 hình thức tiếp nhận hồ sơ:
- Kết nối Web Service thông qua cổng tiếp nhận: Hình thức này hỗ trợ gửi hồ sơ khám chữa bệnh, hồ sơ giám định danh mục, gửi báo cáo tháng, kiểm tra thông tin thẻ BHYT, kiểm tra lịch sử khám chữa bệnh, tiếp nhận giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám chữa bệnh khác.
- Đồng bộ dữ liệu từ phần mềm của cơ sở khám chữa bệnh: Hình thức này hỗ trợ đồng bộ hồ sơ khám chữa bệnh lên hệ thống qua một công cụ đồng bộ dữ liệu.
- Nhập hồ sơ trực tiếp trên cổng tiếp nhận: Hình thức này cho phép hỗ trợ nhập thông tin hồ sơ khám chữa bệnh.
Ngoài ra, hệ thống liên thông dữ liệu còn cung cấp công cụ kiểm tra thông tin thẻ BHYT và tra cứu lịch sử KCB phục vụ quản lý thông tuyến KCB, kiểm tra giấy chuyển tuyến giữa các cơ sở KCB.
Với việc ứng dụng Hệ thống thông tin giám định điện tử công việc của các giám định viên cơ quan BHXH sẽ đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- 100% hồ sơ đề nghị thanh toán đều đƣợc hệ thống kiểm tra thay vì trƣớc đây chỉ thực hiện giám định trực tiếp theo tỉ lệ.
- Hệ thống tự động giám định danh mục thuốc, vật tƣ y tế, dịch vụ kỹ thuật tại từng cơ sở khám, chữa bệnh hàng tháng, phát hiện, từ chối thanh toán các đề nghị thanh toán sai quy định hoặc cảnh báo các vấn đề cần xem xét lại. Các nội dung này trƣớc đây phải thực hiện giám định thủ công.
- Phát hiện, cảnh báo và định hƣớng các vấn đề cần giám định trực tiếp tại cơ sở khám, chữa bệnh.
- Khi phát hiện các sai sót qua giám định trực tiếp, sẽ đƣợc xây dựng thành quy tắc giám định để áp dụng đối với tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.