Xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 25 - 27)

Trong các trường đại học hiện nay thì số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp thành chỉnh thể nguồn lực giảng viên, đó là những yếu tố cơ bản trong nội dung xây dựng ĐNGV. Xây dựng ĐNGV phải phát triển toàn diện, về cả phẩm chất đạo đức nhà giáo lẫn các yếu tố về chất lượng, số lượng. Có thể kể đến mục tiêu xây dựng ĐNGV của các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục như sau:

- Xây dựng ĐNGV đáp ứng đầy đủ phẩm chất chính trị:

Các tiêu chí này được xác định như: ĐNGV cần chấp hành đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Tuân thủ các quy trình, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ và quy tắc ứng xử. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao đạo đức chính trị, lối sống lành mạnh

- Xây dựng ĐNGV có đạo đức nghề nghiệp:

Đạo đức nghề nghiệp có thể hiểu là giảng viên cần phải tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự của người nhà giáo, có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, ứng xử với học viên, đồng nghiệp hòa nhã, hòa đồng, có tinh thần bảo vệ lẽ phải, công bằng và lợi ích của học viên, của đồng nghiệp và cộng đồng.

Giữ vững đạo đức, hình ảnh của người giảng viên, thích ứng với sự tiến bộ của xã hội, phê phán những lối sống ích kỷ, lạc hậu; có tác phong nhanh nhẹn, ứng xử văn minh, trang phục giảng dạy gọn gàng, lịch sự, phù hợp với người giảng viên, không gây phản cảm, làm phân tán sự chú ý của học viên trong mỗi tiết giảng khi đứng lớp. Đạo đức nghề nghiệp của người giảng viên còn là không trục lợi trên sức lao động, học tập của học viên, không vi phạm pháp luật và các quy định của nghề nghiệp; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo, không lợi dụng uy tín của người giảng viên để làm các điều xấu, ảnh hưởng đến tâm lý của học viên và chất lượng học tập của học viên...Xây dựng ĐNGV phải có phẩm chất đạo đức, tư tưởng không ngừng hoàn thiện, nâng cao bản lĩnh, lập trường chính trị; lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân.

- Xây dựng ĐNGV đủ về số lượng:

Xây dựng số lượng giảng viên, đảm bảo cho nguồn lực này có đủ số lượng cần thiết đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo của các trường đại học. Xây dựng số lượng nguồn lực giảng viên phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đào tạo mà các trường đại học được phân công đảm nhiệm, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của các trường trong từng thời kỳ quy định, cũng như yêu cầu kiện toàn tổ chức, biên chế của các trường, các khoa đảm bảo sự cân đối, hài hòa với cơ cấu và nâng cao chất lượng, sức mạnh của từng cá nhân và nguồn lực.

- Xây dựng ĐNGV đáp ứng yêu cầu về chất lượng:

Giảng viên phải có năng lực chuyên môn sâu về chuyên ngành và chuyên môn mình giảng dạy bên cạnh đó người giảng viên phải không ngừng học hỏi, cập nhập thêm kiến thức và thông tin mới trong cũng như ngoài nước để luôn hoàn thiện thêm kiến thức cho bản thân và cho học viên của mình. Xu hướng đào tạo đại học hiện nay là đào tạo chuyên sâu kết hợp với cung cấp tư duy liên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực; chính vì vậy giảng viên ngoài có kiến thức chuyên ngành của mình phải có kiến thức liên môn để hỗ trợ tích cực cho chuyên ngành giảng dạy. Bên cạnh đó, việc xây dựng đội ngũ có nghiệp vụ, phương pháp sư phạm, có khả năng giảng dạy

tích cực cũng là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng chất lượng ĐNGV.

- Xây dựng ĐNGV đủ về cơ cấu:

Cơ cấu ĐNGVthường được thực hiện và xây dựng trên các mặt: cơ cấu ngành, chuyên ngành đào tạo; cơ cấu độ tuổi; cơ cấu giới tính; cơ cấu học vị, học hàm; cơ cấu nguồn đào tạo; cơ cấu lực lượng hiện có… một cách hợp lý, làm cho đội ngũ này ngày càng cân đối hài hòa, phát huy được vai trò, sức mạnh trong thực hiện bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và vững chắc, khắc phục hạn chế vốn đang còn tồn tại ở không ít trường đại học hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)