Về sử dụng và đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 56 - 58)

Thực trạng số lƣợng công chức, viên chức cơ hữu của trƣờng

2.2.2. Về sử dụng và đánh giá giảng viên

Việc quản lý, sử dụng giảng viên của Trường chưa thực sự đạt được hiệu quả; giảng viên mới chỉ hoàn thành số lượng giờ giảng còn chất lượng giờ giảng vẫn chưa có phương pháp đánh giá một cách cụ thể và chính xác, chưa ghi nhận được sự đóng góp xứng đáng và đầy đủ về năng lực, kết quá làm việc, ảnh hưởng đến việc giữ chân giảng viên, nhất là giảng viên chất lượng cao.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã cụ thể hóa trong tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá giảng viên. Coi trọng đề cao tính công khai, dân chủ; lấy kết quả công việc làm thước đo chính thông qua các đánh giá của giảng viên, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của lãnh đạo trực tiếp, đánh giá của lãnh đạo cấp trên. Kết quả hoạt động của giảng viên được nhìn nhận toàn diện từ nhiều phía; tạo cơ

hội cho mỗi người được lắng nghe những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực thi nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đánh giá giảng viên được căn cứ vào: tiêu chuấn giảng viên (tiêu chuân chung và tiêu chuẩn cụ thể); hiệu quả công tác thực tể giảng dạy, nghiên cứu khoa học, về đoàn kết nội bộ; mức độ tín nhiệm của cấp dưới, đồng sự và của sinh viên; có xem xét tống thể các mối quan hệ xã hội và gia đình... Nhìn chung những đổi mới trong đánh giá giảng viên ngày càng hướng đến sự khách quan, công khai, minh bạch, dựa trên kết quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mỗi giảng viên.

* Kết quả đánh giá phân loại giảng viên: Năm 2015 có 6 % hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 82% hoàn thành tốt nhiệm vụ;11% hoàn thành nhiệm vụ; 1% không hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2016 có 4,6 % giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 78,9% hoàn thành tốt nhiệm vụ;15,1% hoàn thành nhiệm vụ; 0,5% không hoàn thành nhiệm vụ, 0,8% chưa đủ thời gian đánh giá. Như vậy, hầu hết giảng viên đều hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, theo kế hoạch giảng dạy của khoa, tổ bộ môn, phòng Quản lý đào tạo, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất

lượng về các công tác liên quan đến giảng viên như: việc chuẩn bị đề cương bài giảng, dự giờ giảng, thực hiện quy chế giảng dạy, thi, kiểm tra....cho thấy các tổ chuyên môn và hội đồng khoa học của Nhà trường còn ít hoạt động. Không thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, phòng Quản lý Đào tạo và phòng Quản lý khoa học và sau đại học, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng không tham gia kiểm tra đánh giá chuyên môn, chất lượng mà chỉ kiểm tra đánh giá về hành chính đối với giảng viên.

Ngoài ra, nhà trường còn đánh giá ĐNGV qua kênh sinh viên. Có thể có các bảng hỏi, thăm dò, phiếu đánh giá, nhận xét trực tiếp, khách quan từ các sinh viên, qua các môn giảng, bài giảng của giảng viên để có cách nhìn nhận toàn diện về người giảng viên đó. Thực sự người giảng viên nào truyền đạt tốt kiến thức và thực sự thu hút được sự say mê, sáng tạo của sinh viên, người giảng viên đó đã thành công. Đây là một kênh đánh giá khá khách quan, tiến tới nhà trường có kế hoạch sẽ áp dụng rộng rãi, nhằm có thang điểm khách quan, có thể định lượng được về chất

lượng giảng dạy của ĐNGV, làm cơ sở khen thưởng, đề bạt chức vụ hoặc thậm chí là căn cứ để sa thải những người giảng viên không đủ năng lực, trình độ giảng dạy hoặc là căn cứ để thuyên chuyển công việc, nhiệm vụ khác phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)