Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội, giai đoạn 2016-2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 79 - 90)

Thực trạng số lƣợng công chức, viên chức cơ hữu của trƣờng

3.3. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội, giai đoạn 2016-2020.

3.3.1. Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giảng viên - Quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn để đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Lập quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo ĐNGV nhằm xác lập các cơ sở vừa mang tính khoa học, vừa phù hợp với thực tiễn để làm chỗ dựa cho việc xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, hợp về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

- Công tác quy hoạch có vai trò hết sức quan trọng đối với lĩnh vực tổ chức cán bộ. Công tác này là cơ sở, định hướng các điều kiện phát triển một tổ chức ổn định và vững chắc. Để đáp ứng yêu cầu này, Nhà trường cần tiếp tục xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ ĐNGV đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Nhà trường đang mở nhiều ngành đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ. Do đó cần tiếp tục ưu tiên tuyển dụng giảng viên cơ hữu đúng chuyên môn để giảm dần ĐNGV thỉnh giảng. Song song với việc đó cần tiếp tục quy hoạch, bồi dưỡng quản lý để ổn định lâu dài chính là sự phát triển bền vững và giữ thương hiệu cho Nhà trường. Có kế hoạch dành ngân sách cho việc thu hút nhân tài về làm việc tại Trường. Ví dụ: Tăng một bậc lương khi chuyển về trường công tác với học vị TS….

Nhà trường đã quan tâm tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học, và các kỹ năng mềm cho ĐNGV và CBQL. Đồng thời có chính sách hỗ trợ học phí và khen thưởng cho người học Nghiên cứu sinh.

3.3.2. Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, tạo môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến cho đội ngũ giảng viên.

- Mục tiêu nhằm tạo ra một ĐNGV đạt chuẩn có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Đồng thời tạo được tâm lý ổn định cho GV tin tưởng vào Nhà trường để

họ yên tâm công tác và phát huy được thế mạnh ở mỗi cá nhân GV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Để nâng cao trình độ cho ĐNGV, Nhà trường đã có nhiều biện pháp và tập trung nguồn lực bằng cách đầu tư thời gian và kinh phí cho giảng viên học tập và nâng cao trình độ. Mặt khác song song với tiếp nhận giảng viên từ sinh viên giỏi của các trường đại học, học viên mới ra trường để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Bên cạnh đó phải có chính sách thu hút các giảng viên có thâm niên giảng dạy, có học vị cao. Có kinh nghiệm nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu khoa học của các cơ quan khác làm giảng viên thỉnh giảng.

Vấn đề chuẩn hóa cán bộ cần nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ GV không chỉ ở trình độ mà còn ở đạo đức nghề nghiệp. Cần nghiêm túc thẳng thắn chấn chỉnh những cá nhân yếu kém về phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ để giáo dục phát triển. Để làm được điều này đòi hỏi công tác kiểm định và đánh giá chất lượng phải công bằng, khách quan và khoa học.

Tạo môi trường thuận lợi cho ĐNGV làm việc sáng tạo, thân thiện. Tạo cơ hội cho ĐNGV thăng tiến.

3.3.3. Bố trí và sử dụng giảng viên phải đúng chuyên môn, năng lực, đúng sở trường và có hiệu quả.

Vấn đề bố trí công việc và sử dụng con người theo năng lực, sở trường có vai trò rất quan trọng. Đối với đội ngũ CBQL theo những tiêu chuẩn “cứng” về trình độ đã được quy định. Riêng những vị trí trưởng bộ môn, trưởng khoa cần có bố trí người đúng chuyên môn. Bởi vì việc quản lý các tổ, khoa mang tính chất chuyên môn. Đồng thời, đội ngũ quản lý tổ, khoa cũng là lực lượng tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Đối với ĐNGV cần phải bố trí giảng dạy đúng chuyên môn và phù hợp với năng lực sở trường. Đội ngũ này đóng vai trò trự tiếp truyền thụ kiến thức, định hướng nghiên cứu, giáo dục chính trị, tư trưởng cho người học. Vì vậy, cần phải được sử dụng hợp lý, khoa học để tránh tình trạng biến giảng viên trở thành những “thợ dạy” hoặc “ trái tay”

Để khắc phục tìnhtrạng thiếu giảng viên, Nhà trường đã và đang ưu tiên tuyển dụng ĐNGV hơn đội ngũ làm công tác hành chính. Vì nếu thiếu giảng viên sẽ dẫn đến tình trạng một người dạy quá nhiều học phần, nhiều giờ mặc dù đã có quy định chuẩn về số giờ định mức (280 giờ/ năm). Giảng viên dạy nhiều môn sẽ không sâu, dạy nhiều giờ giảng sẽ không có thời gian để nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ. Thời gian qua, Nhà trường đã bố trí giảng viên giảng dạy đúng chuyên ngành, tránh được tình trạng giảng viên dạy “trái tay”

Một vấn đến nữa trong việc tuyển dụng và sử dụng giảng viên hiện nay đang chú trọng đến học vị (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành, chuyên môn họ “được đào tạo” và “được sử dụng” ở vị trí việc làm. Quan điểm cá nhân tác giả, đối với giảng viên giảng dạy đại học khi tuyển dụng cần đưa ra điều kiện bắt buộc là đúng với chuyên ngành được đào tạo ở bậc đại học. Đây chính là nền móng vững chắc để giảng viên hiểu dược toàn diện những kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành.

3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích đội ngũ giảng viên tự bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giảng viên đứng đầu

Việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng và xây dựng ĐNGV đứng đầu là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm khắc phục tốt nhất và hiệu quả nhất những bất cập hiện nay của ĐNGV đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, năng kỹ sư phạm, năng lực NCKH và các hoạt động khác đáp ứng tiêu chuẩn chức danh của GV được quy định.

- Nhà trường cần có các phương pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng GV theo hướng: đúng đối tượng, nhanh, bền vững, hiệu quả.

- Hàng năm, cần triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, đặc biệt là GV trẻ.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, đạt chuẩn, vừa đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp, vừa là nhân tố góp phần tạo tiềm năng cho GV có thể tiếp tục phát triển. Mỗi GV phải xem công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ vừa là nhiệm vụ vừa là quyền lợi của chính mình, tích cực hưởng

ứng và cùng có trách nhiệm thực hiện tốt những yêu cầu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng sư phạm, tin học, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tiễn sáng tác.

a. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên:

Hai đối tượng cần được ưu tiên đào tạo nâng cao tiềm lực đó là giảng viên trẻ chưa qua đào tạo cao học và các lãnh đạo khoa, tổ bộ môn chưa có bằng Tiến sĩ. Để có ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, thì Nhà trường cần phải đưa ra quy định rõ ràng.

- Đối với CBQL các khoa và tổ bộ môn: Nhà trường cần quan tâm và ưu tiên đặc biệt cho số CBQL này được đi đào tạo để có đủ năng lực lãnh đạo chuyên môn và tạo nguồn cho cấp trưởng, phó khoa, các trưởng bộ môn có bằng tiến sĩ, kể cả đương chức và người kế cận để đáp ứng chuẩn quy định tiêu chuẩn của người lãnh đạo chuyên môn. Hình thức đào tạo có thể trong nước hoặc ở nước ngoài.

b. Bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên

+ Bồi dưỡng cập nhật tri thức mới, công nghệ mới.

Để ĐNGV được bồi dưỡng cập nhật tri thức mới một cách thường xuyên và kịp thời thì một mặt nhà trường phải tạo điều kiện cho GV được tham gia các hội thảo, tọa đàm gắn với chuyên mônở trong và ngoài nước. Đồng thời định kỳ tổ chức các hội thảo khoa học theo chuyên môn, mời các chuyên gia gia giỏi, có uy tín trong nước và quốc tế đến giảng dạy, giao lưu, trao đổi kinh nghề nghiệp, phương pháp, nội dung, chương trình đào tạo. Mặt khác GV phải tích cực tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới thuộc lĩnh vực giảng dạy. Tuy nhiên nhà trường cũng cần bổ sung tài liệu cần thiết để GV có thể tham khảo, nghiên cứu, cập nhật những thông tin mới, tri thức mới thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình một cách thuận lợi và dễ dàng nhất.

Yêu cầu đối với ĐNGV của trường ĐHNVHN không những chỉ là người có trình độ chuyên môn, lý luận, có kỹ năng sư phạm mà phải có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực nội vụ, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, hàng năm nhà trường và các khoa phải có kế hoạch, tạo điều kiện về thời gian và có chính sách cụ thể khuyến khích GV và cũng là yêu cầu bắt buộc đối với GV, đặc biệt là GV trẻ phải tích cực tham gia nghiên cứu các công trình khoa học, tham dự hội thảo, tọa đàm liên quan đến chuyên môn … Khi kết thúc mỗi đợt bồi dưỡng, tham gia các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước, GV phải có bản báo cáo cụ thể về công việc đã thực hiện và kết quả của quá trình tham gia. Từ đó Nhà trường mới có đánh giá chính xác về công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế của đội ngũ GV có hiệu quả hay không.

c. Bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng, năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên

GV cần có kiến thức, năng lực nghiên cứu và kỹ năng sư phạm tốt, để họ vừa giảng dạy trên cương vị của mình, vừa có thể biết mình phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy học. Đây là việc cần được trường làm thường xuyên, nhiều đợt, nhiều cấp độ, nhiều hình thức với những nội dung cụ thể, phù hợp với từng loại GV, với GV trẻ mới vào nghề khác với GV đã có thâm niên giảng dạy lâu năm. Đặc biệt GV trẻ cần được trang bị các kiến thức kỹ năng sư phạm và một số kỹ năng mềm khác để có thể bù đắp những kiến thức thiếu hụt về chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học của mình. Nhà trường cần bố trí kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các GV trẻ ngay từ ngày đầu một cách có bài bản để họ không bị ảnh hưởng bởi những cách làm tùy tiện, ngẫu hứng trên lớp, họ cần được bồi dưỡng kiến thức về lý luận giáo dục, phương pháp dạy học đại học hiện đại, các kiến thức về: phương pháp đào tạo mới, các quan điểm tiếp cận mới...để họ có thể tiếp cận, vận dụng tốt nhất những kiến thức hiện đại về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

Việc bồi dưỡng GV về nghiệp vụ sư phạm không chỉ nhằm nâng cao nhận thức mà còn nhằm phát triển các kỹ năng của người GV, sao cho khi được bồi

dưỡng nghiệp vụ sư phạm thì người GV sẽ thực hiện nhiệm vụ tốt hơn và hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đào tạo của Nhà trường.

d. Bồi dưỡng kiến thức về nghiên cứu khoa học

Giảng dạy, NCKH là hai nhiệm vụ chính của GV hai nhiệm vụ này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Một người GV nếu chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy thì chưa đủ, mà người GV kể cả GV có học hàm, học vị cao chỉ hoàn thành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình khi tích cực tham gia thực tiễn NCKH và ứng dụng các NCKH vào giảng dạy.. Với nhiều lý do đó, nhiều năm nay, trường ĐHNVHN luôn coi trọng vấn đề NCKH của GV, nhưng trên thực tế số GV tham gia NCKH rất hạn chế, đặc biệt đối với GV trẻ thì việc NCKH gần như là không có.

Trên cơ sở Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28/11/2008 ban hành quy định chế độ làm việc đối với GV, Nhà trường cần xây dựng quy chế riêng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn và trình độ, khả năng của ĐNGV và chú ý ghi nhận công sức đóng góp của GV làm NCKH (qui đổi thành giờ chuẩn) và kinh phí NCKH cần tăng cao hơn. Hàng năm Hội đồng khoa học khoa phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển đưa ra hướng nghiên cứu, nhưng cần theo hướng khuyến khích GV nghiên cứu tìm hướng giải quyết các vấn đề phục vụ công tác đào tạo với đề tài cấp cơ sở, cấp bộ.

Viện Nghiên cứu và Phát triển cần xây dựng và phổ biến những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí, chẳng hạn như: một công trình NCKH cấp cơ sở có thể là một bài viết cho hội thảo khoa học của trường, một sáng kiến cải tiến được hội đồng khoa học trường công nhận, bài viết trên tạp chí chuyên ngành hoặc của trường,...và thành tích NCKH của mỗi GV phải là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá cán bộ. Lấy NCKH là một trong những tiêu chí để xét thi đua khen thưởng và xem xét bổ nhiệm cán bộ. Ngược lại cũng cần phải có những chế tài rõ ràng đối với những GV cả năm không tham gia NCKH, nhất là đối với GV có thâm niên công tác hoặc có trình độ cao.

e. Bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin và ngoại ngữ

Trong giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có ý nghĩa và vô cùng quan trọng, là công cụ thuận tiện và đầy hiệu quả trong dạy học hiện đại. Vì vậy người GV đại học phải có kiến thức và trình độ chuẩn nhất định về tin học: biết sử dụng các phần mềm dạy học bằng Power point, khai thác, sử dụng mạng Internet để cập nhật thông tin, kiến thức mới, nội dung dạy học, trao đổi thông tin giữa các đồng nghiệp trong và ngoài nước.

Do đó để tất cả GV nhanh chóng sử dụng CNTT vào công tác giảng dạy và NCKH đạt hiệu quả tốt, nhà trường cần yêu cầu cũng như khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho GV tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng và ứng dụng tin học vào hoạt động giảng dạy, NCKH, đồng thời yêu cầu GV phải khai thác tốt hệ thống phòng máy hiện có, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị hệ thống máy tính, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (phòng học đa năng, phòng học chuyên dụng…) cho các khoa, bộ môn.

- Về ngoại ngữ

Cùng với kiến thức về tin học, ngoại ngữ cũng trở thành một điều kiện bắt buộc trong tiêu chuẩn của người GV và vô cùng quan trọng đối với GV nghệ thuật. Có ngoại ngữ GV có thể khai thác mạng Internet, nghiên cứu, đọc tài liệu và cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới... làm phong phú bài giảng, nâng cao chất lượng đào tạo. Để phấn đấu đến năm 2020, 100% GV có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, có khả năng nghiên cứu, đọc tài liệu và cập nhật kiến thức mới bằng ngoại ngữ, và 5% GV phấn đấu giảng dạy bằng tiếng Anh nhà trường cần phải đưa ra quy định cụ thể như:

- Tạo điều kiện thời gian, có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí, xây dựng kế hoạch đào tạo ngoại ngữ và yêu cầu bắt buộc GV tham gia.

f. Xây dựng đội ngũ giảng viên đứng đầu

Giảng viên đứng đầu là kết quả của sự bồi dưỡng của bản thân và sựhỗ trợ của đồng nghiệp trong từng khoa và bộ môn. Thực tế cho thấy, GV đứng đầu có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 79 - 90)