Về chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 47 - 52)

Thực trạng số lƣợng công chức, viên chức cơ hữu của trƣờng

2.1.2. Về chất lượng đội ngũ giảng viên

* Trình độ đào tạo:

Hầu hết các giảng viên của nhà trường có trình độ đào tạo là Thạc sĩ trở lên. Chỉ một số ít là có trình độ Đại học và đang trong giai đoạn học tập nâng cao trình độ. ĐNGV của nhà trường thuộc các chuyên ngành khác nhau; được phân ra như sau: PGS có 05 người, Tiến sĩ là 33 người, thạc sĩ là 197 người (đang học NCS là 44 người), cử nhân là 127 người trong đó đang được cử đi học thạc sĩ là 74 người). So sánh giữa các khoa, bộ môn, trung tâm cho thấy, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chưa đồng đều nhau.

Mặc dù Nhà trường đã quan tâm phát triển mạnh ĐNGV song vẫn chưa đáp ứng với quy mô và mục tiêu của nhà trường đề ra. Thời gian tới, nhà trường vẫn tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích, tuyển dụng nhân lực có trình độ chuyên môn, bằng cấp phù hợp, được đào tạo bài bản về giảng dạy tại các khoa, ngành học nhằm nâng cao chất lượng đầu ra, mục tiêu là sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường với kiến thức sẵn có và được đào tạo theo quy định của nhà trường, có thể đáp ứng ngay được yêu cầu công việc, thuận lợi trong tìm kiếm việc làm.

Theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, nhu cầu về

trình độ đào tạo của nhà trường như sau: “Đến năm 2020, số cán bộ, công chức, viên chức của ngành Nội vụ có trình độ đào tạo từ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ khoảng 35.700 người, chiếm 70% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015 là 30%, giai đoạn 2016 – 2020 là 25% tổng số cán bộ, công chức, viên chức”. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành Nội vụ không ngừng tăng và nhiệm vụ của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới là có chiến lược trong công tác đào tạo để thể hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ. Để làm được điều này, một trong những vấn đề quan trọng nhấn mạnh, được đặt lên hàng đầu là nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường.

Bảng 2.2. Chất lƣợng giảng viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội so với một số trƣờng Đại học.

TT Đơn vị GS, TS, Thạc Cử

PGS TSKH nhân

1 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 1,36 7,48 40,81 50,34 2 Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 16,49 49,48 33,00 1,03 3 Trường Đại học Công nghệ -

16,67 35,55 30,00 17,78 ĐHQGHN

4 Trường Đại học Kinh tế - Luật -

2,07 22,76 69,66 5,51 ĐHQG TP HCM

5 Trường Đại học Thương mại 5,75 17,45 50,51 26,29 6 Trường Đại học Khoa học Xã hội và

21,13 37,47 41,40 0 Nhân văn - ĐHQGHN

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ, Trường ĐHNVHN)

Số lượng học hàm học vị của ĐNGV còn quá mỏng so với các Trường Đại học (bảng 2.1). Các trường đại học lớn và có bề dày lịch sử lâu năm như các trường:

ĐHQGHN…số lượng giảng viên ở trình độ cao chiếm tỷ lệ lớn. So với các trường đại học lớn trên cả nước, trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn thua kém về số lượng các Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ tham gia trực tiếp giảng dạy tại trường.

* Trình độ lý luận chính trị của ĐNGV rất thấp. Chỉ có 3,65% giảng viên có trình độ lý luận, đây là tỉ lệ quá thấp trong một trường đào tạo nhân lực cho lĩnh

vực Nội vụ. Vì vậy, trong thời gian tới, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho ĐNGV của nhà trường là việc làm cần thiết bởi ĐNGV của nhà trường cần nắm vững các vấn đề lớn liên quan đến chiến lược phát triển chung của đất nước, quốc gia, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để truyền đạt các kiến thức cơ bản cho sinh viên trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc. Việc nâng cao trình độ chính trị cho ĐNGV sẽ giúp giảng viên có kiến thức để có thể truyền đạt, tiếp sức cho sinh viên, học viên những hoài bão, ước mơ và niềm tin vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.

* Thâm niên giảng dạy và kinh nghiệm công tác:

Giảng viên có thâm niên đứng lớp dưới 5 năm là 26,5%; từ 5 đến 10 năm chiếm 50.9%, 10-20 năm là 13,9%, trên 20 năm là 8,7%. Những con số này cho thấy, kinh nghiệm giảng dạy của ĐNGV nhà trường chưa dày dặn, chủ yếu rơi vào khoảng thời gian từ 5 – 10 năm và đây là ĐNGV thuộc thế hệ trẻ của nhà trường. Số lượng giảng viên thuộc thế hệ có kinh nghiệm giảng dạy, đứng lớp từ 10 – 20 năm có tỷ lệ không cao (13,9%). Đây là số liệu phản ánh thực trạng chất lượng còn non trẻ của ĐNGV nhà trường. Với kinh nghiệm giảng dạy dưới 10 năm độ dày dạn và kiến thức thực tiễn chưa thực sự được tích lũy nhiều. Đối với giảng viên có kinh nghiệm công tác trên 20 năm trở lên có số lượng khá thấp (20 người). Đại đa số các giảng viên ở độ tuổi và thâm niên công tác này đều trong giai đoạn chuẩn bị nghỉ hưu hoặc có số ít tham gia giảng dạy trực tiếp, có một số giảng viên đã nghỉ hưu được nhà trường mời ở diện thỉnh giảng .

Thực tế đặt ra là người giảng viên càng có kinh nghiệm công tác lâu năm trong nghề giảng dạy, sẽ tích lũy được nhiều phương pháp truyền đạt, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Ngược lại, ĐNGV trẻ cần có thời gian học hỏi, đúc rút kinh

nghiệm và thấm nhuần phương pháp truyền đạt, giảng dạy mới đạt hiệu quả cao khi đứng lớp.

Bảng 2.3. Thâm niên công tác của giảng viên

Thâm niên công tác Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Dưới 5 năm 86 26,5%

Trên 5 năm đến dưới 10 năm 165 50,9%

Trên 10 năm đến dưới 20 năm 45 13,9%

Từ 20 năm trở lên 28 8,7%

Cộng 324 100%

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường ĐHNVHN)

* Về trình độ ngoại ngữ:

Gần 50% ĐNGV có trình độ Tiếng Anh loại B, những người có trình độ cao hơn còn chiếm tỷ lệ thấp. Việc sử dụng ngoại ngữ của giảng viên phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy còn hạn chế, chưa được thực hiện thường xuyên. Bất kỳ một cơ sở đào tạo nào cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tiếng Anh là kỹ năng cần thiết cho ĐNGV nhà trường trong việc hỗ trợ người giáo viên tiếp xúc, làm việc với các trường Đại học trong khuôn khổ hợp tác đào tạo, nghiên cứu của nhà trường; đồng thời đây là công cụ quan trọng đối với người giáo viên trong việc đọc, sưu tầm tài liệu giảng dạy của nước ngoài. Với vốn Tiếng Anh tốt, người giáo viên sẽ tiếp cận nhanh với tri thức của nhân loại, về phương pháp, kỹ năng giảng dạy của các giáo sư, tiến sĩ ở các trường đại học lớn trên thế giới, nhằm áp dụng cho bản thân, học hỏi kinh nghiệm quý giá để rèn luyện kỹ năng lên lớp, giảng bài và học tập.

Với trình độ ngoại ngữ tốt, người giảng viên sẽ bắt nhịp nhanh với công tác nghiên cứu khoa học, dịch thuật, đây được gọi là phương pháp quan trọng, bắt buộc, cần thiết để hướng đến đảm bảo chất lượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong giao lưu ngôn ngữ, văn hóa và kiến thức. Tuy nhiên, tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, khả năng này của nhiều giảng viên chưa đạt, chưa đáp ứng đủ yêu cầu mới trong giảng dạy và học tập. Nhiều giảng viên còn tỏ ra lúng túng, không đủ khả năng ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp trong các cuộc tọa đàm,

hội thảo do nhà trường tổ chức với các học viện, trường đại học ở nước ngoài.

Bảng 2.4. Trình độ Tiếng Anh của ĐNGV

Trình độ Tiếng Anh Loại A Loại B Loại C Toefl,

Đại học Ielt, Toeic Số lượng GV 19 14 125 36 6 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường ĐHNVHN) Trình độ Tiếng Anh 47.52% 3.39% 4.96% 9.4% 1.04% A B C Đại học Toefl

Biểu đồ 2.2. Trình độ Tiếng Anh của đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)