- Uy tín, thương hiệu của Nhà trường: Một tổ chức nói chung sẽ trải qua ba giai đoạn phát triển: giai đoạn xây dựng và củng cố, giai đoạn khẳng định thương hiệu và giai đoạn phát triển bền vững. Thương hiệu của Nhà trường càng được khẳng định thì càng thu hút được ĐNGV có trình độ chuyên môn cao và công tác
phát triển ĐNGV cũng thuận lợi hơn. Sự khẳng định thương hiệu của nhà trường thể hiện ở nhiều khía cạnh: Có thể là tỷ lệ sinh viên có việc làm khi tốt nghiệp ra trường. Đây là bài toán đặt ra không nhỏ đối với nhiều cơ sở đào tạo. Bởi sau 4 – 5 năm được đào tạo khi nhận bằng cử nhân, sinh viên không thể độc lập, tự tìm kiếm việc làm phù hợp, có thu nhập thì đồng nghĩa với cơ sở đào tạo đó các năm tiếp theo có tỷ lệ sinh viên theo học hạn chế. Thước đo về chất lượng giáo dục của cơ sở đào tạo phần lớn phụ thuộc vào vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Ngoài việc sinh viên có việc làm sau khi ra trường thì tỷ lệ sinh viên thành đạt, có khả năng độc lập trong công việc sau một thời gian từ 5 – 10 năm hoặc dài hơn cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Thành đạt của sinh viên sau khi ra trường có thể nhìn nhận ở nhiều khía cạnh như; Có công việc ổn định, thu nhập tốt so với mặt bằng chung của xã hội hoặc có vị trí công tác tương xứng, được cất nhắc, đề bạt lãnh đạo…
Hàng năm đều có điều tra dư luận xã hội phản ánh về tình trạng giảng dạy, chất lượng giảng dạy của cơ sở đào tạo, đây là một kênh tham khảo quan trọng cho thế hệ học sinh lựa chọn các phương án thi vào các trường đại học trong tương lai. - Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: Trong nhà trường cán bộ quản lý là lực lượng chủ lực để thực hiện công tác phát triển ĐNGV.Đối với mỗi tổ chức sứ mệnh, mục tiêu chính là kim chỉ nam, là định hướng và mong muốn phát triển, là cái đích để hướng tới. Các tiêu chí phát triển ĐNGV cũng được xây dựng dựa trên việc hoạch định của đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường gắn với nhu cầu của xã hội.
Đội ngũ quản lý của cơ sở đào tạo, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu có ảnh hưởng đến phương pháp, cách thức giáo dục, đào tạo của nhà trường. Cách thức quản lý để đạt hiệu quả lớn đối với các trường đại học không có một mẫu số chung, song có những điểm chung là cần lấy lợi ích của học viên, sinh viên làm đầu và ĐNGV, quản lý chính là những người phục vụ tối đa cho nhu cầu của học viên.
Ngoài công tác chỉ đạo, điều hành, đội ngũ quản lý cần có cơ chế giám sát cụ thể, có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, điều này có có ảnh hưởng và tác động tích cực đến việc phát triển ĐNGV.
- Tính đặc thù của các trường đại học: vai trò và sứ mạng của các trường đại học phải thực hiện: là nơi kiến tạo tri thức, là nơi lưu giữ và truyền tải di sản tri thức và các giá trị tinh thần của nhân loại, là nơi khai sáng con người. Nhận thức về vai trò và sứ mạng của trường đại học là nền tảng để hoạch định chính sách giáo dục, để tìm kiếm giải pháp xây dựng những trường đại học thực sự có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của cả xã hội. Tuy nhiên mỗi trường đại học đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình, cũng như mỗi chuyên ngành đều có tính đặc thù riêng yêu cầu ĐNGV cũng phái đáp ứng được tính đặc thù riêng của Nhà trường.
Đặc thù của các trường đại học biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như cơ chế quản lý, bộ máy tổ chức hoạt động. Có nhiều trường đại học bộ máy quản lý, điều hành phải được tổ chức cho phù hợp với điều kiện của từng trường, có Ban
giám hiệu, các phòng khoa chức năng, khoa đào tạo, viên nghiên cứu chuyên ngành…Tuy nhiên mỗi cơ sở đào tạo có cách tổ chức khác nhau, nhân sự có thể do Hiệu trưởng của trường đại học đó đảm nhiệm về nhiệm vụ bổ nhiệm, cất nhắc, đề bạt…Ngoài ra đặc thù còn thể hiện ở quản lý tài chính và nguồn tài chính của nhà trường. Hầu hết các trường đại học công lập là thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước tiến hành đầu tư kinh phí để xây dựng và vì là của nhà nước nên hoạt động của các trường đại học này không vì mục đích lợi nhuận. Ngoài ra còn một số các khoản kinh phí (phí, lệ phí) khác, được gọi là nguồn thu hợp pháp của nhà trường được phép chi tiêu và thường có cơ chế tự chủ trong khuôn khổ quy định về các khoản chi, mức chi…
Tiểu kết chƣơng 1
Trong Chương 1 của luận văn trình bày một số khái niệm quan trọng có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: Giảng viên, nhà giáo; chất lượng ĐNGV. Đồng thời, trong chương 1 cũng nêu lên mục tiêu và các yêu cầu về xây dựng ĐNGV. Việc xây dựng ĐNGV đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và
chuẩn về chất lượng là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa then chốt trong chiến lược phát triển của nhiều trường đại học hiện nay. Việc xây dựng ĐNGV cần chú trọng tới nhiều nội dung cụ thể bao gồm: xây dựng quy hoạch ĐNGV, tuyển dụng và thu hút ĐNGV, sử dụng và đánh giá ĐNGV, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, tạo môi trường làm việc phù hợp, xây dựng chế độ phúc lợi và đãi ngộ phù hợp.
Việc xây dựng ĐNGV ở các trường đại học hiện nay chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan. Các yếu tố khách quan có thể kể đến như: chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước về phát triển giáo dục; cơ chế chính sách quản lý cán bộ, công chức, viên chức nói chung và chính sách quản lý giảng viên nói riêng; sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đào tạo trong thu hút giảng viên có trình độ chuyên môn cao; đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, giáo trình của các trường đại học; điều kiện, môi trường làm việc của các trường. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc xây dựng ĐNGV ở các trường đại học bao gồm: uy tín, thương hiệu của nhà trường; trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý; tính đặc thù của các trường đại học và chất lượng tuyển chọn ĐNGV của các trường đại học.
Chƣơng 2